Thứ Tư, 22/01/2020 13:47

Sau thảm họa WeWork, các startup non trẻ ở Trung Quốc đói vốn

Trong năm 2019, số vốn các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc huy động được giảm tới 36% do so với năm 2018 do giới đầu tư tỏ ra e dè với những startup non trẻ.

* Startup 2019: Cái chết của những mô hình 'ba xạo'

* Nhiều Startup không dám gọi vốn vì sợ mất công ty

Theo Nikkei Asian Review, thống kê cho thấy các công ty khởi nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình tài chính ngày càng khó khăn bởi giới đầu tư chủ yếu đổ tiền vào những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Jingdata cho biết các startup Trung Quốc huy động tổng cộng 774,1 tỷ NDT (112 tỷ USD) trong năm 2019, giảm gần 36% so với một năm trước.

Giám đốc điều hành của một startup công nghệ ôtô tự hành lái chia sẻ: "Chúng tôi kêu gọi vốn từ hơn 10 công ty nhưng không doanh nghiệp nào quan tâm".

Trước đó, doanh nhân này hy vọng công ty có thể đạt mức định giá 1 tỷ NDT (gần 145 triệu USD), nhưng đã thu hẹp tham vọng xuống còn 120 triệu NDT (gần 17,4 triệu USD).

Năm 2018 đánh dấu kỷ lục đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Trung Quốc với hơn 1.200 tỷ NDT. Ảnh: Jingdata.

Khảo sát cho thấy các nhà đầu tư trở nên kĩ tính và chọn lọc hơn. Họ có xu hướng đầu tư vào các startup có sự phát triển ổn định trong lĩnh vực điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), bỏ qua những công ty khởi nghiệp non trẻ.

Nikkei cho biết các nhà đầu tư Trung Quốc trở nên chọn lọc hơn do thị trường chứng khoán suy sụp hồi năm 2018 gây tình trạng thiếu vốn. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng siết chặt kiểm soát đầu tư tư nhân.

Sau khi niêm yết, giá cổ phiếu của những startup đình đám như Uber và Lyft (Mỹ) sụt giảm thảm hại vì kết quả kinh doanh tồi tệ. Cổ phiếu của nhà sản xuất smartphone Trung Quốc Xiaomi cũng lao dốc sau khi lên sàn.

Ngoài ra, cú sụp đổ của startup chia sẻ văn phòng WeWork cũng khiến giới đầu tư mạo hiểm toàn cầu rúng động.

Theo CB Insights của Mỹ, trong năm 2019 chỉ có 16 công ty Trung Quốc trở thành "kỳ lân" (đạt mức định giá ít nhất 1 tỷ USD), giảm gần một nửa so với năm 2018. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là chủ nhà của hơn 100 startup kỳ lân, đứng thứ 2 thế giới và chỉ xếp sau Mỹ.

Beijing Kwai Technology, chủ sở hữu nền tảng chia sẻ video Kuaishou, gọi vốn thành công 19,5 tỷ NDT trong năm 2019. Ảnh: Reuters.

Tenglong Holding Group, một trong số những startup Trung Quốc huy động vốn thành công hồi năm ngoái, nhận được 26 tỷ NDT (3,76 tỷ USD) vào cuối tháng 11.

Ứng dụng chia sẻ video Beijing Kwai Technology huy động được 19,5 tỷ NDT (2,82 tỷ USD), trong khi Chehaoduo gọi vốn thành công 10 tỷ NDT (1,44 tỷ USD). Hầu hết đều thuộc lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Chủ tịch 36Kr Feng Dagang nhận định các nhà đầu tư giờ đây quan tâm tới kết quả kinh doanh của các startup thay vì "giá trị". Nhiều khả năng các công ty khởi nghiệp trong những lĩnh vực như dịch vụ doanh nghiệp, sản phẩm y tế và sản phẩm tiêu dùng sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư trong năm nay.

Hồng Ngọc

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Trung Quốc cảnh báo vi rút viêm phổi lạ ‘đột biến’, lây qua đường hô hấp (22/01/2020)

>   Thỏa thuận Mỹ-Trung giai đoạn 1 có thể đổ vỡ trong 1 năm? (21/01/2020)

>   Malaysia gửi trả 150 container rác thải nhựa về các nước giàu (20/01/2020)

>   Nữ tỉ phú giàu nhất châu Phi 'kiếm chác' từ Angola như thế nào? (20/01/2020)

>   Các tỷ phú Úc đã góp bao nhiêu sau thảm họa cháy rừng? (20/01/2020)

>   Cuộc chiến 'siêu ứng dụng' sẽ tiếp tục nóng lên khi Line cũng muốn mở hoạt động kinh doanh ngân hàng tại 4 nước châu Á (19/01/2020)

>   Hyundai, Kia ước tính lợi nhuận tăng cao trong năm 2019 (19/01/2020)

>   Ngôi vị người giàu nhất thế giới đã có chủ nhân mới (19/01/2020)

>   Anh hy vọng mở đàm phán thương mại với Mỹ trước khi thương thảo với EU (19/01/2020)

>   Thảm họa 'sóng thần bạc' đe dọa hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc (19/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật