Thứ Bảy, 04/01/2020 10:02

Phan Văn Anh Vũ đòi đồng hồ Rolex, xin đừng gọi Vũ 'nhôm’

Đọc cáo trạng, Phan Văn Anh Vũ kêu oan, không nhận tội và gửi đơn tới Hội đồng xét xử sáng 4.1. Trong đơn, Vũ không nhận tội, đòi lại tài sản và đề nghị Viện Kiểm sát không gọi mình là Vũ "nhôm".

* Những chiêu trò của Vũ nhôm để thâu tóm đất công sản tại Đà Nẵng

* Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng cùng Vũ nhôm làm "bốc hơi" 20.000 tỉ

Phan Văn Anh Vũ đòi đồng hồ Rolex, xin đừng gọi Vũ 'nhôm’
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm). Ảnh: Sơn Vũ

Không quen Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng

Tiếp tục phiên xét hỏi sáng nay, Hội đồng xét xử (HĐXX) “truy” bị cáo Phan Văn Anh Vũ về việc lợi dụng quan hệ với lãnh đạo Đà Nẵng, thâu tóm, trục lợi nhà đất công gây thiệt hại gần 22.000 tỉ đồng ngân sách.

HĐXX hỏi: bị cáo có biết Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng và có quan hệ thân thiết gì không? Phan Văn Anh Vũ nói không có quan hệ gì, còn tên tuổi các vị lãnh đạo thì “là người kinh doanh bất động sản tôi không thể không biết”. Chủ toạ tiếp tục truy, Vũ vẫn khăng khăng cho rằng mọi tờ trình xin mua đều qua văn thư, không có quan hệ quen biết gì.

Vũ liên tục cho rằng mình không có quyền được nói, dù đã phải ra toà 3 lần. Ngoài ra, cáo trạng vụ án đã quy kết bị cáo phạm tội là không đúng. Toà hỏi: “Nếu bị cáo không làm thì những lãnh đạo Đà Nẵng có vi phạm không. Bị cáo nhận thức thế nào”. Vũ khai tại thời điểm đó không nhận thức được quyết định bán nhà công sản là đúng hay sai. Nhà nước có chủ trương bán thì bản thân xem nếu thấy hợp lý, phù hợp với điều kiện thì mua. Còn ai bán sai thì người đó chịu. Nếu bị tuyên có tội, Vũ cho biết sẽ làm đơn để khởi kiện các công ty đã bán nhà, đất để mình bị rơi vào vòng lao lý.

Xin 2 phút được nói để rộng đường dư luận, Phan Văn Anh Vũ uất ức: “Bị cáo đọc cáo trạng, giống như tội đồ, là trung tâm trong cáo trạng này. Mọi tội lỗi đều đổ hết cho bị cáo, bị cáo chỉ là người đi mua chứ làm gì nên tội. Còn anh bán anh phải chịu trách nhiệm về tài sản của anh. Bị cáo đi mua của công ty nhà nước, chứ không phải công ty đầu đường xó chợ”.

HĐXX cắt ngang: “Có tội hay không có tội toà sẽ xem xét”.

Phan Văn Anh Vũ bị dẫn giải tới toà. Ảnh: Sơn Quân

Xin lại đồng hồ Rolex, điện thoại

Tiếp tục được nói trước toà, Vũ cho biết quá trình điều tra, mình đã bị thu giữ nhiều tài sản, còn bản cáo trạng thì quy kết không đúng. “Bị cáo bị cơ quan điều tra tạm giữ nhiều đồ dùng cá nhân. Các anh điều tra viên lập tới lập lui biên bản. Vào mở niêm phong rồi lại lập tiếp nhưng không bỏ tài sản, chứng cứ này vào cáo trạng”, Vũ khai.

Khi toà hỏi tài sản này gồm những gì, Phan Văn Anh Vũ nói: “Bị cáo bị giữ 29.000 đô la Singapore, 1 đồng hồ Rolex, 3 cái điện thoại và hình như một máy tính xách tay. Tại phiên toà, mong HĐXX trả lại cho bị cáo”.

HĐXX cho biết, trong 4 nội dung của lá đơn sáng 4.1, về tài sản bị thu giữ ở trên là chứng cứ liên quan đến hành vi khác nên tạm giữ xử lý sau. Thứ hai, bị cáo không đồng ý bản cáo trạng trong quá trình xét xử, khi tranh luận có quyền đối đáp. Thứ ba, bị cáo đề nghị không gọi bị cáo là Vũ "nhôm".

Trước tòa, Phan Văn Anh Vũ nghẹn giọng, nói: “Thưa HĐXX, hôm nay có cả đại diện Viện kiểm sát, bị cáo cũng mong các vị lãnh đạo Viện bỏ cái tên Vũ "nhôm" ra ngoài. Cha mẹ khai sinh ra bị cáo tên Phan Văn Anh Vũ, không có tên Vũ "nhôm". Cứ gọi Vũ "nhôm", làm cho báo chí đưa tin bị cáo như tội đồ”.

Trước đề nghị này, HĐXX đề nghị cơ quan báo chí "tôn trọng quyền cá nhân theo luật", không gọi bị cáo Phan Văn Anh Vũ là Vũ “nhôm”.

Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng chủ trương trái pháp luật tại các văn bản pháp lý của Đà Nẵng do cựu Chủ tịch Trần Văn Minh ký ban hành với động cơ thâu tóm thị trường bất động sản để trục lợi.

Kết quả điều tra chưa chứng minh làm rõ được việc chia lợi ích của Phan Văn Anh Vũ với Trần Văn Minh và các đồng phạm khác để giúp sức cho Phan Văn Anh Vũ nhưng tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án xác định trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2010, Vũ đã thành lập 5 công ty để sử dụng tư cách pháp nhân mua và chuyển nhượng nhà, đất.

Trong thời gian dài, Vũ đã tác động thông qua các tờ trình, nộp tiền đặt cọc trước khi có các quyết định cho phép bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất để hoàn thành hồ sơ, trục lợi tại nhiều dự án bất động sản, bao gồm: Dự án 29 héc-ta thuộc Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, Khu dân cư An Cư 2 mở rộng và An Cư 3 mở rộng, Habour Ville, (4) Dự án 3,77 ha và đường Trường Sa, gây thiệt hại hơn 18.278 tỉ đồng.

Vũ đã trục lợi trực tiếp tại 15/22 nhà, đất công sản trong vụ án này gây thiệt hại 1.775 tỉ đồng. Hành vi của Vũ phạm vào các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Anh Vũ

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Vì sao hai cựu phó chánh văn phòng UBND TP.HCM bị bắt giam? (04/01/2020)

>   Dân mua nhà đất trong 2 dự án 12.000 tỉ của Vũ 'nhôm': Xử lý sao? (03/01/2020)

>   Vụ thâu tóm công sản Đà Nẵng: Đề nghị triệu tập cựu Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh (02/01/2020)

>   Đại án Vũ 'nhôm': Hai cựu Chủ tịch TP.Đà Nẵng ra tòa (02/01/2020)

>   Đất vàng 8-12 Lê Duẩn lọt vào tay tư nhân như thế nào? (02/01/2020)

>   Nhiều sai phạm tại dự án trị giá hơn 700 tỉ đồng (02/01/2020)

>   Hà Nội chưa kiểm tra việc bán nhà ở xã hội cho người giàu (31/12/2019)

>   Bộ trưởng Xây dựng: 'Đã đủ pháp lý quản condotel' (31/12/2019)

>   Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín bị tuyên phạt 7 năm tù (31/12/2019)

>   Bị cáo Nguyễn Hữu Tín kiến nghị 'bịt' lỗ hổng công sản (31/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật