Thứ Sáu, 10/01/2020 12:38

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/01: White Marubozu xuất hiện

VN-Index tăng điểm mạnh trong phiên sáng ngày 10/01/2020 và tạo cây nến White Marubozu chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư vẫn khá tích cực.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

VN-Index tăng điểm mạnh trong phiên sáng ngày 10/01/2020 và tạo cây nến White Marubozu chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư vẫn khá tích cực. Nhiều khả năng nhịp tăng sẽ được giữ vững trong phiên chiều, khi chỉ số vẫn chưa thực sự tiến tới vùng 965-970 điểm.

Tuy nhiên, nhiều khả năng chỉ số sẽ có rung lắc trở lại trong phiên tới khi đã tiến đến kiểm định vùng 965-970 điểm.

Chỉ báo Relative Strength Index đã đảo chiều và vượt trở lại lên trên trendline hỗ trợ, qua đó chứng tỏ chỉ báo vẫn giữ được ngưỡng này và tình hình vẫn khá tích cực.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

HNX-Index tạo cây nến White Opening Marubozu trong phiên sáng ngày 10/01/2020 cho thấy bên mua chiếm ưu thế và chỉ số đang trong một nhịp tăng mới. Dự kiến đà tăng sẽ được giữ vững cho đến khi chỉ số chạm kháng cự tại vùng 103-103.7 điểm.

Mặt khác, chỉ báo Relative Strength Index cho tín hiệu phân kỳ giá lên cũng 1 phần hàm ý về sự lạc quan trở lại của chỉ số. Song chỉ báo này cận vượt được vùng 50-55 để thực sự xác nhận xu hướng tăng mới ở chỉ số.

STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

STB đã có nhịp giảm mạnh và rơi về hỗ trợ mạnh ở vùng 9,800-10,000 (đáy cũ tháng 04/2016, 07/2018, 08/2019). Tại đây giá đã có phản ứng tích cực khi tích lũy trở lại tại kênh sideway up. Cận trên kênh này hội tụ với trendline sẽ là kháng cự của giá trong phiên tới, song với cây nến White Marubozu xuất hiện cùng khối lượng bứt phá khỏi trung bình 20 phiên trong phiên sáng 10/01/2020 chứng tỏ khả năng giá có bứt phá khỏi đây khá cao.

Mặt khác, chỉ báo Relative Strength Index cũng đã vượt mốc 50 càng hàm ý về sự trở lại của xu hướng tăng ngắn hạn mới.

Nếu trường hợp đó xảy ra, điểm đến của STB sẽ là kháng cự mạnh tại 10,900-11,300 (đỉnh cũ tháng 02/2017, 10/2019, đáy cũ tháng 05/2019,… hội tụ với SMA 200 ngày.

VNM - CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM)

Sau khi rơi về hỗ trợ tại đáy cũ tháng 12/2018, 08/2019, VNM đã tích lũy trở lại với khối lượng thấp trong hơn 1 tháng qua tại vùng 116,500-119,300. Song tình hình đang khá tích cực khi VNM liên tục tạo các đáy sau cao hơn đáy trước cho thấy triển vọng ở mã đã có phần lạc quan hơn. Bollinger Bands đã co thắt mạnh về biên độ hẹp cho thấy giá sẽ có biến động lớn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, nhìn chung VNM vẫn đang trong xu hướng giảm dài hạn nên nếu có bứt phá khỏi vùng trên, dự kiến kháng cự tại đường SMA 200 ngày hội tụ với đáy tháng 04/2019, đỉnh tháng 07/2019 sẽ là ngưỡng cản mạnh với đà tăng của cổ phiếu.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 09/01: Morning Star xuất hiện (09/01/2020)

>   Ngày 09/01/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/01/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 08/01: Rủi ro lớn khi mất mốc hỗ trợ 950 điểm (08/01/2020)

>   Thời của vàng đã đến? (08/01/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 07/01: Hồi phục sau khi test vùng quanh mốc 950 điểm (07/01/2020)

>   Góc nhìn thị trường tiền tệ năm 2020 (29/01/2020)

>   Ngày 07/01/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (07/01/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 06/01: Falling Window xuất hiện (06/01/2020)

>   Tuần 06-10/01/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (06/01/2020)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 06-10/01/2020 (05/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật