Thứ Năm, 30/01/2020 15:52

Nhịp đập Thị trường 30/01: Ta - Tây cùng tranh thủ trong phiên phát sốt vì dịch

VN-Index không có mấy cải thiện trong phiên chiều, khi mà điểm số loanh quanh trong phạm vi 960 - 965 điểm, và kết thúc cuối ngày ở sát 960 điểm, giảm 3.22%, tuy nhiên tổng giá trị giao dịch chỉ riêng sàn HOSE trong phiên chiều đã tăng thêm gần 1,600 tỷ đồng (bao gồm cả thỏa thuận) lên tổng cộng gần 4,600 tỷ đồng. Có vẻ như nhiều người muốn tranh thủ bắt đáy thật sớm, khi cho rằng dịch cúm coronavirus chưa đến mức tạo ra sự sụt giảm nghiêm trọng đến thế.

Không chỉ nhóm cổ phiếu hàng không hay dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng… giảm giá, mà nói chung đa số cổ phiếu dường như có mối quan hệ tâm lý khắng khít với nhau, cùng giảm mạnh trong ngày hôm nay, nhưng bên mua cũng rất tích cực giao dịch gom hàng ở các bước giá sâu dưới tham chiếu.

Khối ngoại cũng tranh thủ như Ta vậy, khi họ giao dịch rất tích cực ở nhóm vốn hóa lớn, nhất là trong VN30, tất nhiên ở cả 2 bên mua và bán. HPG được khối ngoại trao tay nội khối nhiều nhất, và đến cuối phiên chiều cũng lộ ra mua ròng gần 2.3 triệu cp. Mua ròng nhiều cùng với HPGCTGHSG. Tuy nhiên có vẻ tổng thể khối ngoại vẫn bán ròng, trong đó bán nhiều nhất ở POW, VRE, MSN. VNMVCB vẫn bị bán ròng số lượng lớn, nhưng “may mắn” là không còn nằm trong top 3 bán ròng.

Như vậy phiên giao dịch chào năm mới Âm lịch đã diễn ra tràn ngập sắc đỏ, với 462 mã giảm giá tính trên cả 3 sàn. Trên HOSE, số mã tăng giá chỉ gần 1/3 số giảm giá. trong nhóm VN30, 27 mã giảm và mỗi EIB đi ngược đám đông với mức tăng 2.9%. Dịch cúm mới bắt đầu, chưa rõ sẽ còn tác động đến chứng khoán thế giới và Việt Nam trong bao lâu nữa.

Nhóm cổ phiếu y tế rõ ràng là điểm sáng nhất hôm nay, tất nhiên không phải do các doanh nghiệp đó sản xuất được vắc xin chống dịch. JVCSJF đều tăng trần, 1 loạt mã tăng giá sớm như DHG, IMP… hay tăng vào những phút cuối như AMV, VHE

Cũng được coi là giảm mạnh (giảm 0,88%) nhưng chỉ số sàn UPCoM lại có vẻ hồi về cuối ngày. Dù chỉ còn VEA gần như là Large Cap duy nhất trên sàn này xanh vào phút chót, trong khi QNS, MSR quay lại tham chiếu, và 1 loạt đại gia giảm giá như ACV, BSR, LPB, LTG hay VIB…, nhưng ít nhất những mã này, cộng với nhiều mã vốn hóa nhỏ khác lại muốn thu hồi đà giảm vào cuối ngày.

Nhóm chứng khoán có phiên khá kỳ lạ, khi có những mã đi ngược đám đông như BSI (tăng trần ngay từ cuối phiên sáng) hay FTS, TVS, VIX… đổi sang sắc xanh vào cuối phiên chiều. 3 mã lớn nhất nhóm là SSI, VCIHCM đều giảm mạnh, riêng HCM đã đo sàn từ sớm, có lẽ 1 phần do khối ngoại bán mạnh quá.

Nhóm dệt may hôm nay cũng có nhiều mã gây chú ý, như VGG, TCM, STK, EVE, PPH… khi liên tục có màu xanh. Tương tự, nhóm nhiệt điện cũng gây bất ngờ vào cuối ngày, khi PPC, NT2BTP đều tăng nhẹ.

Hôm nay rõ ràng là 1 ngày buồn cho đại gia hàng không HVN, khi giá cổ phiếu nằm sàn từ khoảng 11h sáng cho đến hết phiên chiều. Khối ngoại bán ròng khoảng 230,000 cp, tuy nhiên tổng lượng giao dịch trong ngày lên đến hơn 1 triệu cp, tăng mạnh hơn nhiều so với bình quân tháng 1. Giá cổ phiếu HVN đang về sát đáy 1 năm, có lẽ chính vì vậy mà có nhiều người muốn đánh cược với khả năng hồi giá ở đây. Tương tự, VJC cũng giảm giá 4.4% và ACV giảm 5.3%, tuy vậy có lẽ mức giảm nhẹ hơn chút cũng khiến nhà đầu tư được “an ủi”.

Phiên sáng: VN-Index giảm quá mức “mong đợi”

VN-index đã mất 32 điểm sáng nay, hay 3.3%. Đây là mức giảm mạnh không hề mong muốn, dù đa số nhà đầu tư trước đó đều dự báo được rằng Index giảm vì dịch coronavirus. Trong năm 2019, VN-Index chưa hề có phiên nào giảm quá 3%. Chỉ số nhóm VN30 giảm còn mạnh hơn, tương ứng 3.6%. Đà giảm sâu của 2 chỉ số lớn sàn HOSE cũng tác động lên cả 2 chỉ số 2 sàn ngoài Hà Nội.

EIB vẫn là mã duy nhất kiên cường xanh, trong khi 29 mã còn lại trong nhóm VN30 đều đỏ vào cuối phiên sáng nay. Không chỉ cổ phiếu hàng không hay du lịch, bia bọt… mới giảm giá, mà mọi cổ phiếu lớn, từ ngân hàng, bất động sản, tài chính, công nghiệp công nghệ đều giảm. Khối ngoại cũng bán ròng trên diện rộng, có lẽ là các quỹ ETFs.

Tin tích cực đến lúc này là giá trị giao dịch trên 2 sàn đã vượt 3 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra có đến 14 mã tăng trần trên HOSE, trong tổng số 66 mã tăng giá, đa số là vốn hóa nhỏ.

Nhóm cổ phiếu dược vẫn xuất sắc đi ngược thị trường sáng nay. JVC đã leo tới trần, các mã khác như SJF, DHG vẫn tăng hơn 4%.

Diễn biến trên UPCoM xấu đi, chủ yếu là do Large Cap. QNS, MML vẫn xanh, nhưng mức tăng yếu. VEA đổi màu sang xanh vào cuối phiên. Ngược lại, 1 loạt đại gia như ACV, LTG, BSR, VGI đều giảm sâu hơn so với đầu phiên.

Nhóm  chứng khoán đầu phiên sáng cũng gây ra chút bất ngờ, do VCI và nhiều mã nhỏ tăng, trong khi SSI và nhất là HCM giảm mạnh. Tuy nhiên đến lúc này bất ngờ cũng chỉ còn tồn tại ở BSI khi cổ phiếu này tăng trần. HCM giảm sàn không biết có phải do khối ngoại xả mạnh hay không.

Dệt may cũng là nhóm nhỏ nhưng có võ, với 1 số mã đang phủ sắc xanh như VGG, STK, PPH…, thậm chí tím như GIL. Trước đó EVETCM cũng từng có không ít thời gian tăng giá khá tốt. có lẽ đà tăng của nhóm này sẽ còn được duy trì cùng EVFTA, nếu không bị chặn bởi dịch virus.

10h50: Cổ phiếu dược đi ngược

VN-Index tiếp tục giảm sâu, hiện đã về dưới ngưỡng 970 điểm. Đồng dạng với VN-IndexVN30-Index, cũng giảm hơn 24 điểm.

Nhóm Large Cap và Mid Cap giảm mạnh hơn Small Cap, tuy nhiên điều tích cực là sàn HOSE vẫn có 12 sắc tím lẫn trong 81 sắc xanh. Giá trị giao dịch trên HOSE tính đến lúc này đã đạt gần 1,800 tỷ đồng, cho thấy thị trường đỏ vẫn thu hút nhiều người đánh cược, mong lượm được vàng người khác đánh rơi. Không ít mã đã khớp hơn trăm tỷ như CTG, HPG

Nhóm ngân hàng đầu phiên có nhiều mã đứng giá, nhưng đến giờ giảm sâu hơn, thậm chí VCB giảm tới 5%. Riêng EIB đi ngược, tăng 3.2%, thậm chí có lúc tăng tới 5%.

Dù không sản xuất vắc xin hay không rõ khẩu trang có phải sản phẩm cốt lõi hay không, nhưng nhiều cổ phiếu dược sáng nay đã bừng sắc xanh, như DHG, DCL, SJF, IMP, DHT, JVC

VJC đang bị khối ngoại bán ròng, nhưng VJC không phải là mã bị họ bán ròng nhiều nhất trong số Large Cap sàn HOSE. Đầu bảng bán ròng là VCB, MSNVNM, có lẽ cũng chính vì vậy mà 2 mã này cũng giảm rất mạnh. Lượng bán ròng rải trên nhiều mã lớn trong nhóm VN30 cho thấy có khả năng ETF ngoại đang bán. ở chiều mua ròng, CTG là mã duy nhất được mua ròng hơn 500,000 cp. HPG đang được khối ngoại chuyền tay nhau, với lượng giao dịch hơn 900,000 cp.

ACVLTG đã đổi sang màu đỏ, nhưng UPCoM-Index vẫn chỉ giảm khoảng 0.6%. 2 mã trên hiện đã quay đầu giảm, nhưng QNS, MSR, MML lại xanh nhẹ.

Mở cửa: Giảm vì dịch, nhưng nhà đầu tư khá bình tĩnh

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh ngay đầu phiên giao dịch trở lại sau Tết Nguyên đán. Điều này không ngạc nhiên, vì nhà đầu tư Việt Nam đã có 1 tuần theo dõi… dịch Coronavirus, cũng như vài ngày tham khảo phản ứng trên các sàn chứng lớn thế giới với dịch này.

HNX-Index sớm giảm hơn 1% ngay trước khi HOSE khớp ATO. Điều này không ngạc nhiên, vì nhà đầu tư Việt Nam đã có 1 tuần theo dõi… dịch Coronavirus, cũng như vài ngày tham khảo phản ứng trên các sàn chứng lớn thế giới với dịch này. Sàn chứng Việt dự báo tràn ngập sắc đỏ sáng nay, nhưng điều tích cực nhất có lẽ là không thấy nhiều lệnh bán tháo ở giá sàn, nhất là ở các mã hàng không như VJC. Mã ACV thậm chí còn tăng gần 2.7%.

Thông tin về quyết định mới nhất của Fed (Mỹ) có lẽ không được chú ý nhiều vào lúc này. Tương tự, thông tin về CPI nước ta tháng 1 dù tăng mạnh, nhưng có lẽ chờ qua dịch rồi mới được đánh giá.

VN-Index giảm 17 điểm, tức 1.55% lúc mở cửa. VN30-Index giảm mạnh hơn 1 chút (giảm 1.7%). Nhóm VN30 có 29 mã đỏ, chỉ 1 vàng là EIB. VJC giảm 2.2%, HVN giảm 3%, cũng không hẳn quá tệ với 2 doanh nghiệp hàng không lớn nhất Việt Nam. Sàn HOSE vẫn có hơn 50 mã tăng giá ngay sau ATO. Quan sát lệnh đặt trên nhiều mã lớn, cho thấy dù lệnh bán nhiều hơn mua, nhưng mức giảm giá có chừng mực. Nhà đầu tư có vẻ khá bình tĩnh.

Hiện tại mùa công bố BCTC quý 4 gần như kết thúc, hiệu ứng cũng không còn lớn. Vấn đề của sàn chứng Việt Nam bây giờ là liệu VNindex có vị bẻ gãy đà tăng trước Tết, và hình thành 1 đợt giảm mạnh hay không. Với mức giảm 17 điểm đầu phiên sáng nay, VNindex đã quay trở lại sát ngưỡng 970.

Dù giảm 0,6% nhưng có lẽ UPCoM-Index còn có may mắn được 1 số Large Cap hỗ trợ như ACV, LTG. 1 số mã khác như QNS, BCM vẫn nhăm nhe đòi tăng bất cứ lúc nào. Hiện vẫn có 24 mã tăng trần, chia đều cho 3 sàn. Thật là dũng cảm khi mua trần những mã như GAB, DTL, HPI… vào lúc này.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 30-31/01/2020: Giữ vững đà tăng (29/01/2020)

>   Chứng khoán Tuần 20-22/01/2020: Dòng tiền bắt đầu nhập cuộc (29/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 30-31/01/2020: Tốt xấu đan xen (29/01/2020)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 30-31/01/2020: Tiếp tục giữ Long nếu VN30-Index vượt được mốc 910 điểm (29/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 22/01: Phiên kết năm Kỷ Hợi viên mãn (22/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 22/01/2020: Tình hình đang chuyển biến tích cực (21/01/2020)

>   Vietstock Daily 22/01: Sẽ có phục hồi? (21/01/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 22/01/2020: Đứng ngoài quan sát trong ngày giao dịch cuối của năm (21/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 21/01: Họ Vingroup hỗ trợ, VN-Index kết phiên ở mức cao nhất trong ngày (21/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 21/01/2020: Giao dịch sôi động trở lại (20/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật