Thứ Tư, 22/01/2020 15:40

Nhịp đập Thị trường 22/01: Phiên kết năm Kỷ Hợi viên mãn

VN-Index kết phiên cuối cùng của năm Kỷ Hợi tăng 0.52%, đạt mức 991.46 điểm; trong khi đó chỉ số HNX-Index tăng 0.69 điểm và đạt mức 106.28 điểm.

Thị trường phiên chiều có phần khởi sắc hơn, đặc biệt là ở HNX-Index bởi chỉ số thoát nhịp giằng co và bắt đầu leo dốc dần nhờ vào sự dẫn dắt từ SHB, VCSIDC. Còn đối với VN-Index thì nhờ vào sự đồng thuận ở các nhóm cổ phiếu Large, Mid và Small Cap khi cả sàn có 231 mã tăng và chỉ 95 mã giảm. Các nhóm ngành xanh ngắt, từ thủy sản, dệt may đến bất động sản dân dụng, khu công nghiệp, dầu khí. VN-Index vượt mốc 990 điểm, xác nhận bứt phá khỏi các đường SMA trung và dài hạn chứng tỏ khả năng cao điểm đến tiếp theo của chỉ số sẽ là mốc 1,000 điểm.

Sắc xanh chiếm ưu thế trở lại tại rổ VN30 khi cả rổ có 16 mã tăng, 9 mã giảm và 5 mã đứng giá, trong đó ấn tượng có VHM khi tăng tốc và kết phiên xanh hơn 2%, FPT, BVH đảo chiều xanh trở lại hơn 1%. Ở chiều giảm thì có MSN dẫn đầu ở mức 2%, còn lại đều dao động với biên độ dưới 1%. Khối ngoại mua ròng mạnh HPG, VHM, SBT, STB ở nhóm này.

Nhóm cổ phiệu họ FLC xanh mướt với AMD, FLC bứt phá hơn 3%, trong khi GAB, KLFHAI hiện sắc tím. Theo kỹ thuật thì các mã đều đã cho tín hiệu về sự trở lại của một nhịp tăng mới.

TLG đã báo lãi quý 4/2019 tăng 111% giúp mã có lúc tăng cận trần trong hôm nay, song áp lực bán tại vùng 42,000 đồng đã nhanh chóng đẩy giá về với tham chiếu. Thanh khoản trên mã này trong hơn 2 tuần qua đang ám chỉ về kịch bản giá sẽ có bứt phá trở lại trong thời gian tới.

BID ghi nhận lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng 15% trong năm 2019, vượt 6% kế hoạch, đạt 10,876 tỷ đồng, qua đó lý giải cho đà nhảy vọt sau 3 phiên rung lắc ở mã. Diễn biến nhóm ngân hàng vẫn duy trì sự tích cực với 10 mã xanh và 4 mã đỏ, trong đó điểm nhấn nằm ở SHB, BIDLPB. Duy chỉ có NVB rớt hơn 2%.

Điểm nhấn thị trường hôm nay nằm ở hai nhóm thủy sản và dệt may khi Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam - EVFTA. Cả hai nhóm đều hiện sắc tím, cụ thể là ở TCM, STK, GILCMX, đồng thời các mã khác cũng tạo đột phá như VGT, MSH hơn 4%, VHC, IDI nhẹ nhàng hơn ở mức 1%,

Khối ngoại bán ròng gần 32 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng 1.51 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, POW, VRE trên sàn HOSE. CEO, PVS hiện là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h00: Đồng thuận tăng điểm ở nhóm cổ phiếu Mid và Small Cap

VN-Index liên tục leo dốc từ đầu phiên chiều dưới ảnh hưởng tích cực từ sự đồng thuận tăng điểm nhóm Large, Mid và Small Cap.

Tình trạng phân hóa đang diễn ra tại rổ VN30 với 12 mã tăng ,14 mã giảm và 4 mã đứng giá, một lý do khiến VN30 chỉ đang dao động quanh tham chiếu từ đầu phiên sáng tới giờ và hiện nhích nhẹ hơn 1 điểm. Tuy nhiên, với đa phần các mã đỏ đều dưới 1% ngoại trừ MSNREE, trong khi ở chiều tăng có sự bứt phá đến từ CTG, HPGVHM ở mức hơn 1%, BID hơn 3%, VN-Index đã bật tăng gần 4 điểm.

Bắt đầu từ nhóm ngân hàng, dòng tiền hiện đã có sự lan tỏa đến các nhóm ngành khác trên thị trường và được thể hiện qua độ rộng thị trường với 313 mã tăng và 173 mã giảm. Các chỉ số Mid Cap, Small Cap và Micro Cap đều xanh đã tạo sự đồng thuận tạo động lực giúp VN-Index đi lên.

Nhóm chứng khoán xanh ngắt với sự góp mặt của hàng loạt các mã tăng mạnh như VND, FTS, VDS hơn 2%, BSI cận trần và APG kịch trần với dư mua vượt 18 ngàn đơn vị. Theo góc nhìn kỹ thuật, sự tăng tiến đến từ APG, VND mang ý nghĩa tích cực khi cho tín hiệu báo hiệu xu hướng tăng trở lại trên cổ phiếu, trong khi FTS, BSI đang test các kháng cự quan trọng. Ông lớn SSI chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu, HCM dậm chân tại chỗ.

HSG là điểm sáng nhất tại nhóm thép khi vọt gần 6% và được khối ngoại mua ròng gần 1 triệu cổ phiếu. Nếu rõ về kỹ thuật thì các nhà đầu tư có thể biết rằng phiên hôm qua đã dự báo về đợt tăng hôm nay. Đà tăng của giá nhiều khả năng sẽ tiếp diễn cho tới khi gặp kháng cự tại vùng quanh mốc 9,300 đồng. NKG, HPG đều tiến hơn 1%.

Ở chiều giảm, LMH tiếp tục sàn và chỉ đảo chiều cho đến khi nào được giải cứu, DPG hết sàn song vẫn rớt gần 6% giá trị.

Phiên sáng: Phần lớn thời gian phiên sáng là giằng co

VN-Index kết phiên sáng tăng 0.14%, đạt mức 987.75 điểm; trong khi đó chỉ số HNX-Index giảm 0.13 điểm và đạt mức 105.46 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 272 mã tăng và 166 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 15 mã giảm, 9 mã tăng và 6 mã đứng giá.

VHMBID hiện là hai trụ chính mang lại sự tích cực cho thị trường khi đóng góp tới hơn 2 điểm. Ở phía bên kia chiến tuyến, VIC, GASVPB là những tác nhân kìm hãm đà tăng của chỉ số.

SHP dẫn đầu đà tăng trong nhóm phát điện phiên sáng nay khi tăng gần 4%, theo sau là SBA với mức tăng 3.3%. HND tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên sáng nay với mức tăng 2.7%, NT2POW cũng có được mức tăng trên 1%. Các mã khác như GEG, PPC, VSH đều đang giữ mức tăng nhẹ trên tham chiếu.

Sức nóng của nhóm ngân hàng đã dần hạ nhiệt trong phiên sáng nay, khi mà hiện tượng phân hóa đang diễn ra tại nhóm này. VPB hiện đang là mã giảm nhiều nhất trong phiên sáng nay với mức giảm 1.3%, theo sau là NVB, STBMBB với mức giảm trung bình quanh 1%. Ở chiều ngược lại, BIDCTG hiện là hai mã có mức tăng lớn nhất khi tăng lần lượt 1.7% và 0.8%. VCB, TCB, SHB đều dừng tại mốc tham chiếu.

Diễn biến nhóm chứng khoán trong phiên sáng nay nhìn chung là khá tích cực khi đa phần các mã đều duy trì được sắc xanh. Tuy vậy, ba “ông lớn” trong nhóm này lại có diễn biến khá trái chiều, trong khi VND bật tăng gần 2.5% thì SSI đứng tại tham chiếu, còn HCM thì lùi nhẹ 0.2%.

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 3.58%. Ngược lại, bán lẻ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.94%.

Khối ngoại mua ròng 7 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 1.5 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VHMVCB trên sàn HOSE. CEO hiện là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Hiệp định EVFTA được thông qua, nhóm dệt may 'hóa rồng'

VN30-Index dưới áp lực bán mạnh đã đảo chiều đỏ trở lại, song VN-Index vẫn xanh nhờ vào lực đỡ từ bộ đôi nhóm ngân hàng và sự tích cực ở nhóm dệt may. 

Rổ VN30 nghiêng về bên bán với 18 mã giảm, 7 mã tăng và 5 mã đứng giá. Đa phần các mã đều được giao dịch trong biên độ 1%, ngoại trừ BIDCTG ở chiều tăng và MSN ở chiều giảm.

VRC thoát cảnh nằm sàn và bật trần trở lại sau khi được cứu trong phiên ATO, với khối lượng khớp gần 4 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, việc tham gia các mã này không khác gì mò đường trong bóng tối khi chẳng tuân theo bất kỳ quy luật nào của yếu tố kỹ thuật lẫn cơ bản.

Nhóm bất động sản dân dụng cũng xanh rực với DXG, HDG, KOS, HAR, SCR tiến hơn 1%, ở chiều ngược lại có PDR, SAMFIR.

Dòng tiền được bơm mạnh vào nhóm dệt may hàng loạt các mã nhóm này nhảy vọt, cụ thể như TCM, STK trần, GILMSH cận trần, TNG gần 8%. Có vẻ như nhóm này là điểm đến của dòng tiền khi đa phần các mã đều đã tích lũy trong một khoảng thời gian dài, và chỉ chờ ngày tiền vào để bứt phá. Phiên ngày hôm qua như là 1 dự báo về sự bứt phá ở nhóm dệt may hôm nay khi lần lượt TCM, TNG càng về cuối phiên càng được “cứu” giá giúp cả hai đều giữ được tham chiếu, còn MSH, STK, VGG, VGT đều bật tăng và có sự cải thiện ở thanh khoản. Mặt khác, nhóm này còn nhận được hỗ trợ từ thông tin Ủy ban Thương mại EU thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam - EVFTA.

Nhóm sắt thép đã có diễn biến khả quan hơn khi NKG đã xanh trở lại dù chỉ là sắc xanh nhẹ, HPG tiến gần 1% và được khối ngoại mua ròng mạnh, còn HSG phi hơn 2% và xác nhận đà tăng của giá sẽ còn tiếp diễn ở những phiên tiếp theo.

Mở cửa: Áp lực chốt lời đầu phiên

Sau phiên hào hứng hôm qua, các chỉ số thị trường đỏ lửa trở lại sau phiên ATO với lý do chắc hẳn cũng đến từ áp lực chốt lời, chủ yếu là ở nhóm Large Cap. Song đà giảm đã nhanh chóng được thu hẹp nhờ vào sự hồi phục cũng chính ở nhóm này. Độ rộng thị trường đầu phiên nghiêng về bên mua với 186 mã tăng và 108 mã giảm.      

Rổ VN30 nghiêng về bên bán với 14 mã giảm, 12 mã tăng và 4 mã đứng giá. BVH, EIB, CTDROS là những gương mặt lùi hơn 1%, trong khi ở chiều ngược lại có SABHPG Tuy nhiên, khối ngoại lại đang mua ròng hầu hết các mã trong rổ, điển hình như STB, VRE, VCB, CTG.

Nhóm ngân hàng đỏ rực sau nhiều phiên bứt phá - một điều cần thiết cho một con sóng tăng khỏe mạnh. Chỉ có VBB rớt hơn 2%, 3 mã giảm còn lại là HDB, TPB, VCB đều chỉ dưới 1%. SHB nổi bật với sắc xanh hơn 1%, trong khi KLB tím nhờ vào 10 lô khớp tại mức giá này.

BSR tiếp tục bứt phá gần 4%, song tình trạng dư mua đã có phần cân bằng với dư bán. Theo góc nhìn kỹ thuật thì mã đang test kháng cự tại vùng 8,500-8,800 nên dự kiến các nhịp rung lắc có thể xuất hiện. POW cũng là một mã tiến hơn 1% tại nhóm dầu khí, trong bối cảnh đa phần các mã nhóm này đều đứng tại tham chiếu, điển hình như PVC, OIL, GAS.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 22/01/2020: Tình hình đang chuyển biến tích cực (21/01/2020)

>   Vietstock Daily 22/01: Sẽ có phục hồi? (21/01/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 22/01/2020: Đứng ngoài quan sát trong ngày giao dịch cuối của năm (21/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 21/01: Họ Vingroup hỗ trợ, VN-Index kết phiên ở mức cao nhất trong ngày (21/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 21/01/2020: Giao dịch sôi động trở lại (20/01/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 21/01/2020: Tâm lý thận trọng bắt đầu xuất hiện (20/01/2020)

>   Vietstock Daily 21/01: Thiếu động lực bứt phá (20/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 20/01: Cú chuyển mình bất ngờ ở rổ VN30 (20/01/2020)

>   Vietstock Weekly 20-22/01/2020: Rung lắc trở lại tại vùng 980-985 điểm (19/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 20-22/01/2020: Khối lượng giao dịch giảm hơn 20% (19/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật