Thứ Hai, 20/01/2020 16:22

Nhịp đập Thị trường 20/01: Cú chuyển mình bất ngờ ở rổ VN30

Chỉ số VN-Index kết phiên giảm 0.03% và đạt 978.63 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.76% và đạt 104.64 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 258 mã tăng và 263 mã giảm.

Diễn biến VN-Index không có gì mấy nổi bật ngoại trừ được VN30-Index hỗ trợ, qua đó giúp thu hẹp đa phần sắc đỏ. HNX-Index thì vẫn giữ được sự tích cực nhờ vào lực đỡ từ ACB.

Rổ VN30 kết phiên nghiêng về bên mua với 13 mã tăng, 10 mã giảm và 7 mã đứng giá, trong đó số mã tiến hơn 1% là 6 gồm PNJ, CTD, ROS, HPG, MWGVPB. Ở chiều ngược lại, VRE, MSN, HDB là những mã mất hơn 1% với VRE bị khối ngoại bán ròng mạnh gần 400 ngàn đơn vị.

Lực cầu được gia tăng ở HPG trong 45 phút cuối của phiên giao chiều với khối lượng khớp đạt hơn 2 triệu cổ phiếu, qua đó giúp mã dừng tại mức tăng 2%, đưa mã một lần nữa tiến đến test vùng 25,500-25,900 đồng theo góc nhìn kỹ thuật. Trong khi đó, NKG vẫn nằm sàn, HSG đỏ hơn 1%.

ROS cũng là một trường hợp tương tự như HPG khi bất đầu chạy từ 14h trở đi, với mức khối lượng khớp lớn trong phiên ATC gần 900 ngàn đơn vị.

Nhóm ngân hàng kết phiên phân hóa với 6 mã tăng và 6 mã giảm, trong đó SHB, HDB là nhưỡng gương mặt mất hơn 1%. Ở chiều ngược lại có sự góp mặt của LPB, ACBVPB.

Sắc đỏ mất dần trên nhóm chứng khoán khi hàng loạt các mã  SSI, HCM, VND, MBS trở về với tham chiếu, duy chỉ còn TVB, BSI lùi hơn 2%. FTS là điểm nhấn tại nhóm nhờ vào mức tăng hơn 1% và thanh khoản cải thiện so với những phiên trước. Khối ngoại mua ròng hơn 500 tỷ đồng trên sàn HOSE và 0.11 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu vào mã MWG với giá trị mau ròng hơn 500 tỷ đồng trên sàn HOSE. SHB, PIA là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h00: Lại rung lắc theo nhịp

Tâm lý chốt lời rút tiền về quê ăn Tết vẫn chiếm hữu đại đa số các nhà đầu tư khi mới hồi được tí, VN30-Index lại rơi khỏi tham chiếu khiến VN-Index cũng lao theo và mất hơn 2 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 231 mã tăng và 281 mã giảm.

Sắc đỏ chiếm ưu thế trong rổ VN30 với 18 mã giảm, 8 mã tăng và 4 mã đứng giá. VRE, MSN, ROS, HDB hiện là những gương mặt lùi hơn 1% và bị khối ngoại bán ròng mạnh (ngoại trừ ROS), trong khi ở chiều ngược lại có sự góp mặt của CTD, MWG, PNJVPB.

Nhóm cổ phiếu FLC có diễn biến trái chiều khi AMD tiến hơn 2%, HAIFLC dao động quanh tham chiếu, trong khi GAB lại trần với dư mua hơn 200 ngàn đơn vị. Nếu có nhà đầu tư nào kịp nhận ra sự chuyển động của dòng tiền và tham gia vào mã này trong phiên 19/12/2019 thì tính tới nay, tỷ suất sinh lời đã là hơn 200%.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp đỏ lửa với hàng loạt các mã mất hơn 1% như VC3, MH3, SIP, LHGKBC. Thông tin tích cực về kết quả hoạt động kinh doanh 2019 của D2D là không đủ để giúp mã này thoát khỏi xu hướng giảm hiện tại khi cổ phiếu vẫn giảm hơn 1%. Theo góc nhìn kỹ thuật, vùng 62,400-64,400 đồng hiện là hỗ trợ của giá và nếu rơi khỏi vùng này, đà giảm sẽ càng mạnh mẽ.

Sắc xanh đã có phần thu hẹp ở nhóm ngân hàng khi chỉ còn 5 mã tăng, trong khi số mã giảm đã là 8 với NVB dẫn đầu ở mức hơn 2%.

DPG tham gia vào nhóm các mã nằm sàn với dư bán hơn 70 ngàn đơn vị, song lại nhận được lực cầu lớn tham gia vào mã khi đã khớp hơn 400 ngàn cổ phiếu. Mã này đã trải một đợt giảm mạnh song lại không có mấy thời gian “nghỉ ngơi”, kèm với đó là hình ảnh đột biến của khối lượng chứng tỏ khả năng giá có đảo chiều tăng lên.

Phiên sáng: ACB bứt phá, HNX-Index vọt gần 1 điểm

Càng về cuối phiên sáng, tâm lý nhà đầu tư càng được cải thiện khi lực cung chốt lời được hấp thụ tốt khiến các chỉ số thị trường dần thu hẹp đà giảm, với động lực lớn nhất đến từ sự khởi sắc ở nhóm ngân hàng.

Chỉ số VN-Index kết phiên giảm 0.09% và đạt 978.05 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.91% và đạt 104.83 điểm.

Sắc xanh dần trở lại với nhóm ngân hàng khi số mã giảm chỉ còn 4 mã, trong khi sắc xanh đạt tới 6 mã với ACB dẫn đầu ở mức hơn 2% và thanh khoản có dấu hiệu đột phá. Điều này đã giúp HNX-Index bất chợt bứt phá và cho tín hiệu xác nhận đã vượt kháng cự ở vùng 103-103.7 điểm. Vùng 24,500-25,000 hiện là kháng cự mạnh với ACB, song với động lực tăng điểm hiện tại thì khả năng giá có bứt phá khỏi đây khá cao.

Rổ VN30 vẫn có 18 mã giảm, 8 mã tăng và 4 mã đứng giá, song VN30-Index lại liên tục thu hẹp đà giảm nhờ vào sự tái xuất của sắc xanh đến từ CTG, BIDVPB cũng như là MWG. Ở chiều ngược lại, BVH, HDBROS là những mã dẫn đầu về đà giảm ở rổ với mức hơn 1%. Nếu xét về độ ảnh hưởng tới VN-Index thì MWG, VPBBID là những trụ chính giúp củng cố chỉ số, trong khi VCB, VICVRE là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số.

CTR hiện là điểm nhấn tại nhóm công nghệ thông tin trong bối cảnh nhóm này phân hóa. Mã hiện bật tăng gần 3% với thanh khoản tốt, đồng thời cho tín hiệu xác nhận về sự trở lại của xu hướng tăng ngắn hạn.

Ngoại trừ nhóm ngân hàng thì đa phần các nhóm ngành khác trên thị trường đều phân hóa hay bị sắc đỏ xâm chiếm, điển hình như chứng khoán, dầu khí, thủy sản, dệt may. Độ rộng thị trường hiện nghiêng về bên bán với 210 mã tăng và 248 mã giảm.

Khối ngoại mua ròng trên cả 2 sàn, trong đó mua ròng hơn 500 tỷ đồng trên sàn HOSE. Lực mua ròng tập trung chủ yếu vào mã MWG với giá trị mau ròng hơn 500 tỷ đồng trên sàn HOSE. SHB, PIA, HUT là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Ngày càng bi quan

Sau nhịp rung lắc quanh tham chiếu trong đầu phiên, các chỉ số thị trường dần rơi xa khỏi tham chiếu dưới sự điều hướng đến từ nhóm Large Cap.

Độ rộng thị trường tính tới 10h30 đang nghiêng về bên bán với 198 mã tăng và 234 mã giảm điểm. Rổ VN30 hiện có 16 mã giảm, 8 mã tăng và 6 mã đứng giá.

MWG là mã duy nhất tăng hơn 1% tại rổ VN30, đồng thời đạt khối lượng lớn hơn 600 ngàn đơn vị chỉ trong vòng nửa phiên giao dịch sáng. Theo góc nhìn kỹ thuật thì mã đang dao động trong kênh tăng ngắn hạn và đang kiếm định các đường SMA trung hạn. Nếu vượt được mốc 120,000 đồng thì đà tăng của mã sẽ càng được củng cố. Khối ngoại mua ròng hơn 4.7 triệu cổ phiếu tại mức giá trần thông qua giao dịch thỏa thuận.

MSN tiếp tục rớt hơn 3% sau phiên dự báo sự trở lại của nhịp giảm vào cuối tuần trước. Mốc 50,000 đồng sẽ là hỗ trợ của giá song nếu rơi khỏi đây thì điểm dừng tiếp theo sẽ là vùng quanh mốc 47,000 đồng.

Sau thông tin về kết quả kinh doanh năm 2019 không mấy khả quan được công bố (Doanh thu xuất khẩu giảm hơn 14%, MPC ước tính chỉ đạt gần 76% chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu cả năm),  MPC đã bị “xả hàng” mạnh và mất gần 9% giá trị trong phiên cuối tuần trước, đồng thời tiếp tục chìm trong sắc đỏ vào phiên sáng nay. Theo góc nhìn kỹ thuật thì dự kiến nhịp giảm sẽ còn tiếp diễn về vùng 18,000-18,500 đồng. Diễn biến nhóm thủy sản cũng chả mấy lạc quan với CMX, TS4 sụt giảm mạnh, duy chỉ có ANV xanh hơn 1% song thanh khoản rất kém.

NKG bất ngờ nằm sàn với dư bán hơn 300 ngàn đơn vị, song thanh khoản vẫn cao là một điểm sáng tại mã bởi có thanh khoản nghĩa là dòng tiền vẫn còn, mà còn tiền thì khả năng giá đảo chiều khi rơi về những hỗ trợ vẫn tồn tại. HSG cũng sụt hơn 2% song chỉ cần mốc 8,000 đồng được giữ, triển vọng của giá vẫn khả quan. Large Cap HPG thì tích cực hơn khi chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu và được khối ngoại mua ròng.

Mở cửa: Đầu tuần ảm đạm

Diễn biến của 2 chỉ số VN-IndexHNX-Index có sự đồng thuận khi đều xuất hiện sắc đỏ nhẹ sau ATO, song đang dần thu hẹp sắc đỏ khi nhóm Large Cap có dấu hiệu hồi phục

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 171 mã tăng và 153 mã giảm điểm.

15 mã giảm, 8 mã tăng và 7 mã đứng giá là những con số được ghi nhận tại rổ VN30 sau phiên ATO - một lý do khiến VN-Index mở cửa trong sắc đỏ. Song mức giảm khá nhỏ khi đa phần các mã đều được giao dịch với biên độ dưới 1%, ngoại trừ EIB ở chiều giảm và CTD, DPM ở chiều tăng.

Sắc xanh chỉ xuất hiện trên mỗi NVBBID tại nhóm ngân hàng, trong khi sắc đỏ lại đạt tới con số 8, trong đó có các mã đã bứt phá trong tuần trước như CTG, MBB, VCB, VPB, SHB.

Ông lớn ngành xây dựng CTD tiếp tục có bứt phá hơn 4% trong phiên sáng nay, tuy nhiên lại không thấy sự đi kèm của dòng tiền cho thấy nhịp tăng hiện tại không mấy đáng tin cậy. Câu chuyện ở nhóm xây dựng thì khá trái chiều khi phân hóa với DPG, L14 mất hơn 2%, BCECII nhích nhẹ trên tham chiếu.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhóm dầu khí với PVB, OIL tiến hơn 1%, PVS, BSR, PVD đứng yên tại tham chiếu. POW giảm 0.5% và dù đã mất hơn 20% giá trị tính từ cuối tháng 11/2019 tới nay, mã này vẫn đang bị khối ngoại “xả hàng” mạnh. Theo góc nhìn kỹ thuật thì mã đang rung lắc trở lại tại đáy cũ tháng 07/2018 tại vùng 10,700-11,100 đồng, song tín hiệu kết thúc xu hướng giảm vẫn chưa xuất hiện.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 20-22/01/2020: Rung lắc trở lại tại vùng 980-985 điểm (19/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 20-22/01/2020: Khối lượng giao dịch giảm hơn 20% (19/01/2020)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 20-22/01/2020: Cẩn thận với nhịp rung lắc khi VN30-Index tiến đến vùng 900-905 điểm (18/01/2020)

>   Chứng khoán Tuần 13-17/01/2020: Phân hóa rõ rệt (17/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 17/01: VCB tăng tốc, CTD trần, VN-Index bứt phá hơn 4 điểm (17/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 17/01/2020: Các chứng quyền thuộc MBB bứt phá (16/01/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 17/01/2020: Tiếp tục giữ vị thế Long? (16/01/2020)

>   Vietstock Daily 17/01: Lấy lại sắc xanh? (16/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 16/01: Phiên chiều bình yên (16/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 16/01/2020: Sắc đỏ tràn ngập (15/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật