Thứ Năm, 09/01/2020 15:25

Nhịp đập Thị trường 09/01: Ngân hàng thúc đẩy chỉ số trong phiên chiều

Diễn biến VN-Index trong phiên chiều tích cực hơn phiên sáng, nhưng có lẽ chủ yếu nhờ nhóm ngân hàng thăng hoa. BID và một loạt ông lớn ngân hàng khác tăng giá giúp chỉ số chính lẫn chỉ số nhóm VN30 tăng thêm một chút, trong khi một vài Large Cap khác lùi dần, cũng như có không ít cổ phiếu Mid Cap và Small quay đầu giảm, như BVH, CTD

BID tăng 5.4% giúp cổ phiếu lần đầu tiên tiến sát tới mức 50,000 đ/cp. Tương tự, các cổ phiếu đang vào trend khác là VPBCTG cũng chốt giá tăng hơn 3% vào cuối ngày. Nhóm ngân hàng nhìn chung có ngày giao dịch quá tốt, ngoại trừ một điểm bất ngờ xảy ra vào lúc 14h47 là KLB khớp một deal giá 10,300 đ/cp, giảm 13.45%.

Diễn biến tích cực trên HOSE dường như tác động ít hơn trên HNX và nhất là UPCoM. Chỉ số UPCoM-Index có xu hướng giảm dần về tham chiếu, chịu ảnh hưởng từ BSR, BCM, MSR, ACV... Một số mã vốn hóa lớn khác như QNS, LTG, VEA… tùy giữ được sắc xanh, nhưng giảm đà tăng, do đó cũng kéo lùi chỉ số.

Khối ngoại hôm nay mua ròng nhiều trên CTG, PNJ, BIDVRE, và giúp 3 trong 4 mã này tăng giá mạnh. Tuy nhiên, họ lại bán ròng khá đáng kể trên VCB, và đối với những người đang có kỳ vọng khác thường rằng giá BID sẽ sớm tiệp cận giá VCB, thì so sánh này sẽ giúp họ củng cố niềm tin của mình.

Nhóm bất động sản nhà ở cũng theo trend chiều nay, trừ số ít như NLG hay HDG. Dù ra tin rất tốt về lợi nhuận cả năm 2019, nhưng giá cổ phiếu HDG dường như chưa muốn ngừng đà giảm kể từ đỉnh 36,000 đ/cp hồi giữa tháng 10/2019.

ROS lại giảm sàn vào cuối phiên chiều, về 13,050 đ/cp. Như vậy trong 10 phiên đến nay, cổ phiếu này giảm sàn 8 phiên. Khối lượng khớp cả ngày hôm nay chừng gần 7.5 triệu cổ phiếu, nói chung là thấp so với giai đoạn trước. Đây là chỉ báo mà những ai đang nắm ROS không muốn xem.

Khi thị trường nóng lên, nhóm dầu khí lại bọ bỏ rơi trong cả phiên chiều. GAS và nhiều đại gia khác vẫn giảm giá, sắc đỏ vẫn bao trùm cả nhóm, ngoại trừ POW (tăng giá suốt ngày) và 1 số mã khác như DPM, PVC hay PXS quay đầu tăng giá.

Cùng chung màu với dầu khí là bảo hiểm. Nếu trong phiên sáng còn có cổ phiếu tăng giá như PGI, thì đến chiều đa số nhóm này đều giảm, cả PGI cũng giảm tới 5.7%.

Phiên sáng: Tăng điểm nhưng thanh khoản quay về mức thấp

VN-Index tăng điểm chậm mà ổn định trong nửa sau phiên sáng, với sự thúc đẩy từ nhóm ngân hàng và Large Cap khác trong nhóm VN30. Chỉ số VN30-Index chạy nhanh hơn VN-Index, trong khi chỉ số nhóm Mid Cap đi ngang, còn chỉ số nhóm Small Cap đuổi bên dưới.

Dầu khí vẫn ngập trong sắc đỏ suốt phiên sáng. Nhìn chung sáng nay thị trường châu Á lẫn Việt Nam tăng điểm trong không khí “yên ả”, bớt mùi thuốc súng từ sự kiện Mỹ - Iran. Tuy nhiên, thanh khoản đang có vẻ quay lại mức thấp, khi giá trị giao dịch sàn HOSE sáng nay chỉ đạt hơn 1,600 tỷ, tương đương với bình quân ½ ngày trong 2 tuần qua (trừ phiên hôm qua), điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn có chút thận trọng trong đó.

BIDCTG, 2 đại gia mới của nhóm ngân hàng, đang cố gắng cho thấy mình xứng đáng thay thế VCB trong vị trí tăng giá tốt nhất. Sáng nay VCB tăng nhẹ gần 1%, nhưng mới chỉ là phục hồi sau mấy phiên suy giảm trước đó. Ngược lại, BID đang miệt mài leo đỉnh và CTG cũng vậy, cả 2 đều sớm ra tin lợi nhuận cả năm 2019 tăng mạnh. Một cổ phiếu ngân hàng khác cũng có vẻ đang vào trend là VPB, tuy nhiên nhiều mã khác lại có diễn biến giá không đẹp được như những mã nói trên.

Đang có tới 27 mã trong nhóm VN30 tăng giá, so với chỉ 3 mã giảm là ROS, GASSAB. Cả 3 mã giảm này đỏ suốt phiên sáng, ngoài ra còn 1 nhân tố bí ẩn, đổi màu liên tục là EIB. Nhóm ngân hàng tập trung hết vào phía tăng giá, thậm chí BIDCTG còn là 2 mã tăng gía tốt nhất. 1 số cổ phiếu đang có dấu hiệu bắt đáy như GMD hay NVL, nhưng cũng có những mã khác hồi phục theo kiểu “ăn theo” như DPM, CTD…, thể hiện ở lượng khớp vẫn thấp.

Dầu khí vẫn ngập tràn sắc đỏ. GAS cuối phiên sáng kéo dài mức giảm giá lên 1.8%. Đa số các đại gia khác họ PVN cũng giảm từ 1-3% như PVD, PVS, BSR, OIL. BSR dù mới công bố kết quả lợi nhuận đạt cao hơn nhiều so với kế hoạch (đã điều chỉnh), nhưng cổ phiếu này chỉ nhen nhóm cơ hội tăng giá 1 chút là quay lại muốn tìm đáy mới. trong họ PVN này, chỉ có PVX tăng tới 9,1% nhưng chủ yếu là do thị giá quá nhỏ, chỉ 1.200 đ/cp.

Ngoài nhóm ngân hàng xanh mướt, còn dầu khí đỏ quạch, đa phần các nhóm ngành khác phân hóa, kể cả bất động sản dân dụng. Dù vậy, nhìn chung số mã tăng giá vẫn đông hơn số giảm giá.

Sắp chuyển sàn, chưa kể sáng nay “trời đẹp”, nhưng BCM vẫn giảm 1.1% và có vẻ muốn chọc thủng mức sàn ngắn hạn hồi cuối tháng 11 vừa qua. Trong số largecap sàn UPCoM, BCM chỉ có mức giảm sau BSR.

10h30: Tâm lý tích cực trên Large Cap, dao động trên Small Cap

VN-Index tăng thêm chừng 2 điểm sau thời điểm ATO, và đến lúc này dao động ngang quanh mức 955 điểm. Mức tăng 6 điểm, hay gần 0.7% nhìn chung là tích cực, nhưng nếu nói là thật sự tích cực thì cũng chưa chắc.

Căng thẳng Mỹ - Iran hạ nhiệt, nhưng có lẽ cũng cần chờ thêm vài ngày “xác nhận”, nếu mượn ngôn ngữ phân tích kỹ thuật. Bất kỳ tuyên bố cứng rắn nào từ lãnh đạo 2 nước cũng có thể khiến căng thẳng tăng trở lại, điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt lên chứng khoán. Điều này có thể đang tác động lên tâm lý nhà đầu tư, phản ánh vào con số thống kê 101 mã đang giảm giá trên sàn HOSE, trong khi tại thời điểm ATO chỉ có hơn 40 mã, trong đó phần nhiều là thuộc midcap và smallcap. Chỉ số Small Cap sàn HOSE đã chạy về gần tham chiếu.

BID tiếp tục leo đỉnh, và đang là cổ phiếu tăng giá tốt nhất nhóm ngân hàng lẫn nhóm VN30. Ngoài ra, có không ít cổ phiếu khác trong cùng 2 nhóm này tăng giá, như TCB, VCB, HDB, MBB… duy chỉ có EIB giảm nhẹ.

Số mã tăng giá trong nhóm VN30 đã nâng lên con số 24, so với chỉ 4 mã giảm là GAS, ROS, SABEIB. ROS đã giảm tới gần 6% về 13,200 đ/cp, có vẻ như cổ phiếu này rơi chưa thấy đáy nên lượng khớp cũng chỉ chưa đến 4 triệu. SAB cũng trượt giá mỗi ngày chừng vài trăm đồng/cp, sáng nay cũng vậy, có lẽ do hiệu ứng “uống rượu bia, không lái xe”. Khối ngoại cũng giao dịch tích cực trên nhóm này, trong đó lưu ý họ đang bán ròng, mạnh nhất tại SSIVCB. Trên PNJ có deal trao tay số lượng lớn giữa khối ngoại với nhau.

GAS vẫn giảm chừng 1% và nhiều cổ phiếu dầu khí khác cũng vậy. Có vẻ như con sóng tăng giá trên nhóm ngành này sớm bị “dập” theo diễn biến giá dầu.

Nhóm ngân hàng vẫn bắt mắt nhất sáng nay, so với mọi nhóm khác. Hầu hết cổ phiếu nơi đây đang tăng giá, đáng kể nhất là BID. Cái tên “mới nổi” gần đây, CTG cũng tăng gần 2%. Duy chỉ có EIB bất ngờ giảm nhẹ, dù tăng giá lúc mở cửa.

Mở cửa: Ngân hàng, dầu khí diễn biến trái chiều

VN-Index tăng ngay 0.51% khi mở cửa, cho thấy tâm lý nhà đầu tư rất tích cực. Thông tin mang tính “hòa hoãn” trong xung đột Mỹ - Iran, vốn giúp sàn Mỹ tăng điểm đêm qua, đến sáng nay đang giúp sàn Việt Nam hồi phục.

Thêm vào đó, chứng khoán Việt Nam cũng bước vào mùa BCTC quý 4, nên một khi tác động tiêu cực từ thế giới giảm xuống, nhà đầu tư sẽ chuyển mối quan tâm sang những thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên sàn HOSE, số cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 3 lần số giảm giá. Tỷ lệ này trên nhóm VN30 là 22 và 5. Ngân hàng tiếp tục thu hút ánh mắt của nhà đầu tư, nhưng nhóm dầu khí lại tràn đầy sắc đỏ.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đã sớm tăng điểm ngay từ 9h. Trên sàn HNX, VCG bất ngờ tăng hơn 6%, 2 ngân hàng lớn là ACBSHB cũng tăng khá tốt hỗ trợ chỉ số. Trên Upcom, LTG tăng trở lại hơn 3% sau vài phiên trước đó giảm.

Nhóm dầu khí sáng nay mở cửa trong sắc đỏ. Giá dầu Brent đã quay lại mức 65 USD/thùng sau khi từng tăng hơn 70 USD/thùng mấy ngày trước đó. Một loạt đại gia như GAS, PVD, PVS, BSR, OIL đều giảm giá từ 1-2%. POW tăng giá nhẹ chừng 1% có lẽ nhờ thông tin tốt về kết quả lợi nhuận cả năm 2019, tuy nhiên nếu đã nói về kết quả kinh doanh, thì POW là trường hợp khá khó hiểu khi diễn biến giá cổ phiếu lại đi theo chiều ngược lại.

Đã có nhiều ngân hàng sớm công bố ước tính lợi nhuận cả năm 2019 theo chiều hướng rất tích cực, thậm chí có nơi bất ngờ (như trường hợp của CTG), nên dễ hiểu là giá cổ phiếu được ưu tiên đẩy lên so với các nhóm ngành khác. Trên sàn HOSE sáng nay không có mã ngân hàng nào giảm giá lúc mở cửa, bình quân tăng từ 1-1,5%.

Nhóm VN30 sáng nay tràn đầy sắc xanh, ngay cả những mã vốn giảm giá khó hiểu từ cuối tháng 12 năm trước đến nay như GMD cũng tăng trở lại. tuy nhiên, trong số ít mã giảm giá, lại có mặt của GAS. Vốn chỉ tăng giá vài phiên nhờ giá dầu thế giới bật tăng, sáng nay GAS giảm 1,3% cũng do tin gía dầu giảm trở lại. Ngoài ra, ROS cũng có mặt trong nhóm giảm giá, nhưng mức giảm rất nhẹ, do đó diễn biến trên ROS chắc sẽ khó lường.

Cổ phiếu bất động sản nhà ở sáng nay cũng tăng tích cực, thậm chí NTL, VCG tăng tới 6.6% và 6.4%. Lưu ý rằng quý 4 thường là quý cao điểm về doanh thu và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp ngành này. Tuy nhiên, HDG là trường hợp khá “xui xẻo” khi lợi nhuận cả năm 2019 ước gần 1,000 tỷ, nhưng thị giá giảm suốt 2 tháng qua, sáng nay cũng giảm 2.2% về sát 30,000 đ/cp, P/E chỉ còn có 3.x mà thôi.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh 09/01/2020: Tình hình chuyển biến tiêu cực (08/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 09/01/2020: Tâm lý bi quan tiếp tục bao trùm (08/01/2020)

>   Vietstock Daily 09/01: Dòng tiền được kích hoạt? (08/01/2020)

>   VNDirect: VN-Index sẽ tăng 20.7% trong năm 2020 (08/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 08/01: Đóng cửa dưới 950 điểm (08/01/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 08/01/2020: Chờ đợi phản ứng từ VN30-Index (07/01/2020)

>   Vietstock Daily 08/01: Tiếp tục tăng trong thận trọng (07/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 08/01/2020: Giá trị giao dịch toàn thị trường tiếp tục giảm (07/01/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 07/01: Khối ngoại bán ròng, VN-Index đóng cửa trên 958 điểm (07/01/2020)

>   Thị trường chứng quyền 07/01/2020: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (06/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật