Thứ Sáu, 10/01/2020 16:13

Nhiều doanh nghiệp ‘mất tích', nợ tiền BHXH hàng trăm tỉ đồng

Nhiều doanh nghiệp "mất tích" hoặc giải thể rồi bỏ trốn đang đẩy số nợ BHXH khó đòi ngày càng tăng. Cụ thể nợ khó đòi năm 2019 là 415 tỉ đồng cao hơn năm 2018 với 327 tỉ đồng.

Đó là thông tin được ông Phan Văn Mến - giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM cho biết tại buổi tổng kết hoạt động năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 tổ chức sáng 10-1.

Theo ông Mến, năm 2019 đơn vị thanh tra trên 5.700 đơn vị sử dụng lao động (kể cả các cơ sở khám chữa bệnh -KCB), qua đó yêu cầu các đơn vị vi phạm nộp tiền nợ lên trên 230 tỉ đồng. Đặc biết trong số 134 đơn vị bị xử phạt, có 72 hồ sơ đơn vị cố tình nợ đọng được chuyển sang cơ quan công an điều tra, truy tố.

Với biện pháp răn đe này, đến nay có 6 đơn vị thực hiện dứt điểm số nợ, các đơn vị còn lại được BHXH chuyển hồ sơ xuống công an quận, huyện thụ lý. Tới đây, chắc chắn sẽ có doanh nghiệp bị truy tố xử lý hình sự theo đúng quy định của pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp ‘mất tích, nợ tiền BHXH hàng trăm tỉ đồng - Ảnh 2.
Ông Phan Văn Mến - giám đốc BHXH TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

"Ngoài giải pháp răn đe trên, BHXH TP.HCM đang đề nghị Chính phủ phải có một giải pháp xử lý nợ đọng nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động đã tham gia BHXH. Chứ nếu cứ tiếp tục tái diễn thì quyền lợi người lao động bị treo" - ông Mến khẳng định.

Trước tình trạng người bệnh phản ánh dịp cuối năm một số bệnh viện không cung ứng đủ thuốc BHYT, đồng thời gợi ý người bệnh phải trả tiền mua thuốc khi đi KCBÔng Mến cho biết, đơn vị có báo cáo UBND TP, đồng thời có văn bản phối hợp với Sở Y tế nhằm yêu cầu các cơ sở KCB chấn chỉnh, phải cung ứng đầy đủ thuốc cho bệnh nhân.

"Nếu bệnh viện không cung ứng đủ thuốc BHYT thì phải trả tiền mua thuốc cho người bệnh, cơ quan BHXH không thanh toán trường hợp này. Nếu bệnh viện không thực hiện, BHXH sẽ có biện pháp mạnh là tạm dừng hợp đồng KCB BHYT. Cho đến nay, có một số bệnh viện chủ động trả tiền mua thuốc cho bệnh nhân khi không cung ứng đủ thuốc BHYT" - ông Mến nói.

Một vấn đề được đề cập là tình trạng mua bán sổ BHXH. Theo ông Mến, đơn vị có ghi nhận tình trạng này xuất hiện ở các Q.9, Q.6, Q.Tân Bình, chủ yếu phục vụ cho việc vay nợ, chơi hụi…"Sổ BHXH không phải là hàng hóa, thuộc sở hữu của từng người lao động do đó việc mua bán là vi phạm pháp luật và cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ" - ông Mến nói.

HOÀNG LỘC - THÙY DƯƠNG

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Tổng cục Thuế nói gì về việc Coca-Cola Việt Nam bị phạt, truy thu thuế hơn 821 tỉ đồng? (10/01/2020)

>   Coca-Cola Việt Nam bị phạt, truy thu thuế hơn 821 tỉ (10/01/2020)

>   Sửa quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (07/01/2020)

>   Prudential Việt Nam và SeABank thiết lập quan hệ hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền (06/01/2020)

>   'Chọn bảo hiểm – Trọn an tâm' chuẩn bị cho một năm mới bình an (04/01/2020)

>   Bảo Việt được đề cử 6 hạng mục về Báo cáo phát triển bền vững tốt nhất Châu Á (02/01/2020)

>   4 cải tiến đột phá của “Manulife – Khởi đầu bảo vệ” trên Shopee (02/01/2020)

>   PVIRe nhận bằng khen của Bộ Tài chính (27/12/2019)

>   Sumitomo Life mua hơn 41 triệu cp BVH (19/12/2019)

>   Viện phí tăng với người không dùng bảo hiểm y tế (17/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật