Thứ Sáu, 06/12/2019 10:36

OPEC có thể cắt giảm sản lượng thêm 500,000 thùng/ngày?

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) được ghi nhận là đang cân nhắc giảm bớt sản lượng dầu thêm 500,000 thùng/ngày khi cuộc họp định kỳ bắt đầu trong ngày thứ Năm (05/12) ở Vienna.

Cuộc họp giữa 14 thành viên trong OPEC kết thúc chỉ sau 23h ngày thứ Năm (05/12 - giờ địa phương). Trong khi lúc đầu vẫn còn chưa rõ liệu họ đã nhất trí điều gì hay chưa, tờ Dow Jones ghi nhận rằng Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết các bên đã tiến tới thỏa thuận nhưng lại không cho biết thêm thông tin chi tiết.

Trước đó, các nguồn tin thân cận nói với CNBC rằng OPEC vẫn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết và trước 16h (giờ ET), OPEC thông báo rằng họ đang định hủy cuộc họp báo thường diễn ra sau cuộc họp.

Con số cắt giảm thêm 500,000 thùng/ngày được ghi nhận ở trên lớn hơn so với những con số được đưa ra trước cuộc họp. Nếu thực tế diễn ra đúng như vậy, thì tổng sản lượng dầu cắt giảm sẽ tăng lên 1.7 triệu thùng/ngày. Trong ngày thứ Sáu (06/12), OPEC và các đồng minh – được biết tới là OPEC+ và bao gồm cả Nga – sẽ họp để bàn về các biện pháp đề xuất, bao gồm cả vấn đề mỗi quốc gia sẽ phải cắt giảm bao nhiêu.

Trước đó trong ngày thứ Năm (05/12), Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết các việc giảm sản lượng sâu hơn có thể kéo dài đến quý 1/2020 và sẽ chỉ được triển khai nếu các quốc gia tuân thủ theo hạn ngạch sản lượng hiện tại.

Ông Novak cũng cho biết khí ngưng tụ (condensates) sẽ không còn được xem là nằm trong sản lượng của các quốc gia – một động thái sẽ giảm bớt tác động của các đợt cắt giảm sản lượng.

Trong những giờ giao dịch sau khi khép phiên (after hours), giá dầu Brent tăng 21 xu lên 63.21 USD/thùng. Giá dầu WTI hạ 10 xu xuống 58.33 USD/thùng.

Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng sâu hơn dự báo có thể không có nhiều tác động đến giá dầu đến thế, vì trước cuộc họp ngày thứ Năm (05/12), xét chung, nhóm OPEC+ cũng bơm dầu thấp hơn hạn ngạch đề ra. Ả-rập Xê-út – vốn sản xuất ít hơn hạn ngạch – tỏ ra cứng rắn với những nhà sản xuất bơm dầu quá mức, rằng họ phải tuân theo hạn ngạch đề ra.

“Mọi người bắt đầu tính toán. Giữa việc loại khí ngưng tụ ra khỏi sản lượng và mức tuân thủ thỏa thuận hiện tại, đây không phải là đợt cắt giảm dầu sâu hơn”, John Kilduff của Again Capital nói với CNBC. “Nó cũng chẳng mấy hứa hẹn trong quan điểm của tôi”, ông nói thêm sau khi cuộc họp khép lại.

Thế nhưng, một cuộc họp kéo dài sau một quyết định chưa rõ ràng không phải là chưa từng diễn ra, Helima Croft của RBC cho biết. Bà lưu ý đến cuộc họp năm 2018 – thời điểm OPEC chia rẽ về việc cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày – là bằng chứng cho thấy mọi thứ vẫn chưa ngã ngũ.

Khi OPEC+ chuẩn bị hop trong ngày thứ Sáu (06/12), Croft cho biết sản lượng dâu của Iraq sẽ nằm trong những vấn đề cần phải chú ý. “Tại thời điểm này, triển vọng không quá tuyệt vời về việc các quốc gia có tuân thủ theo cam kết hay không”, bà cho biết.

Liên minh OPEC+ (lên tới 24 quốc gia thành viên) đã cắt giảm sản lượng kể từ tháng 1/2017 nhằm đối phó với tình trạng sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ tăng mạnh và nhu cầu dầu ảm đạm.

OPEC+ bị buộc phải hành động sau khi giá dầu toàn cầu giảm mạnh vào giữa năm 2014 vì tình trạng dư cung toàn cầu, nhưng các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ không nằm trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Mỹ hiện đang là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới với 12.3 triệu thùng/ngày trong năm 2019, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng từ mức 11 triệu thùng/ngày trong năm 2018.

Mỹ còn sản xuất nhiều dầu hơn Ả-rập Xê-út và Nga tại thời điểm này, mặc dù có dấu hiệu cho thấy tăng trưởng sản lượng đang giảm ở Mỹ.

Bên cạnh sự trỗi dậy của sản lượng dầu đá phiến, nhu cầu dầu ảm đạm – vì kinh tế toàn cầu giảm tốc và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung – có thể làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường dầu.

Vương Đông (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu diễn biến trái chiều chờ quyết định về sản lượng của OPEC (06/12/2019)

>   Dầu WTI đảo chiều vọt hơn 4% khi nguồn cung tại Mỹ sụt giảm sau 5 tuần tăng liên tiếp (05/12/2019)

>   Dầu WTI tăng 2 phiên liền, còn dầu Brent xuống thấp nhất trong gần 5 tuần (04/12/2019)

>   Xăng kiểm định không đạt tiêu chuẩn: Có lỗ hổng quản lý xăng dầu? (03/12/2019)

>   Giá vàng ngày 3/12: Vàng trong nước tăng nhẹ (03/12/2019)

>   Dầu khởi sắc trước khả năng OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng (03/12/2019)

>   Giá gas tăng 3 tháng liền (01/12/2019)

>   Xăng đồng loạt tăng nhẹ, dầu giảm giá (01/12/2019)

>   Dầu WTI vẫn tăng gần 2% trong tháng qua bất chấp đà sụt hơn 5% trong phiên (30/11/2019)

>   Dầu đảo chiều giảm khi dự trữ tại Mỹ bất ngờ tăng (28/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật