Nhịp đập Thị trường 26/12: Cổ phiếu lại giảm trên diện rộng
VN-Index giảm mạnh trong phiên chiều, đà giảm này lan rộng trong mọi nhóm vốn hóa sàn HOSE. ROS giảm sàn nhưng không thể nói cổ phiếu này lan tỏa sang các Large Cap hay cổ phiếu khác trên HOSE.
Thông tin về hiện tượng vỡ nợ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung quốc có thể là 1 yếu tố tác động gián tiếp lên tâm lý nhà đầu tư, vì dù sao thì thị trường trái phiếu cũng phản ánh tình trạng của doah nghiệp (con nợ). MSN vẫn tăng 2.3% nhờ khối ngoại, cộng với các mã cũng tăng suốt phiên như VRE, VPB… nhưng lực đỡ có hạn. Tổng cộng sàn HOSE đóng cửa chiều nay có đến 21 mã giảm sàn.
Diễn biến trên nhóm VN30 tất nhiên đã ảnh hưởng lớn đến VN-Index, nhưng mức độ giảm được làm nhẹ đi nhờ yếu tố thu hẹp tỷ trọng (capping) mà VN30-Index có, nhưng VN-Index không có. Tổng cộng có 18 mã giảm so với 10 mã tăng trong nhóm VN30. Nhóm Mid Cap có phiên sáng tích cực, nhưng đến chiều cũng giảm tương tự.
Nhà đầu tư có nhớ ngày mà ROS giảm sàn gần nhất là hôm nào? Là ngày 15/06/2018, cách đây đúng gần 1 năm rưỡi. Tuy cổ phiếu này có xu hướng giảm liên tục từ đó đến nay, nhưng nhìn chung mức dao động giá bình quân 1 phiên thường chỉ 2-3%. Trong “họ” FLC, ngoài ROS, còn 1 số mã giảm sâu như HAI hay ART. FLC giảm gần 4%, ngược lại GAB tăng trần.
HNX-Index vẫn giảm sâu trong phiên chiều, trong đó 1 phần không nhỏ đến từ các mã KLF, API, PGS, PGS… Chỉ số sàn UPCoM cũng không “chịu nổi nhiệt” từ HOSE, nên quay đầu giảm ngay từ đầu phiên chiều, may mắn thay đến những phút cuối hồi mạnh và quay lên bên trên tham chiếu. Những cổ phiếu góp phần đỡ chỉ số này có thể kể đến như MSR (tăng trần), VGI, ACV, CTR, BCM…
MSN giữ được đà tăng nhờ khối ngoại. Trong phiên chiều lượng mua ròng của khối ngoại tăng gấp đôi (so với phiên sáng), chủ yếu là mua vào, nhờ đó giúp cổ phiếu này xanh “bất chấp”. Trong họ nhà Masan, MSR cũng bất ngờ được đẩy lên kịch trần 14.9%, nhưng MCH vẫn đứng ở tham chiếu.
Giao dịch thỏa thuận khủng, ra tin REE mua vào, nhưng hôm nay VSH giảm nhẹ gần 1.4%. 3 phiên trước VSH đứng giá. Nếu nhìn xa hơn từ đầu tháng 12 VSH đi ngang, sau khi tăng hơn 20% trong tháng 11.
Phiên sáng: MSN kéo VN-Index lên lại tham chiếu
VN-Index gần cuối phiên sáng lại hồi phục 1 lần nữa, vượt lên trên tham chiếu. Điểm khác biệt của lần hồi phục này so với lần trước trong cùng phiên sáng nay là không có khối lượng khớp tăng đột biến, điều này cho thấy chỉ số tăng có lẽ do số ít mã nào đó.
Diễn biến của VN30-Index rất giống chỉ số chính, trong khi chỉ số nhóm midcap không có dao động đột biết, do đó có thể tạm suy luận mã cổ phiếu kéo chỉ số thuộc VN30. Rà soát các mã trong nhóm này, có thể là MSN.
MSN đang có phiên thứ 3 liên tiếp khối ngoại mua ròng, và nhiều khả năng chính họ đang giúp cổ phiếu này hồi từ đáy ngắn hạn 51,600 đồng/cp 3 hôm trước. Một cổ phiếu khác cùng “họ” là MSR tăng 3,5%, MML tăng nhẹ 0.2%, riêng MCH đứng giá.
HNX-Index rơi sâu gần 0.5% ngược với HOSE. Các mã cổ phiếu đang ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số này bao gồm KLF, API, PGS, IVS, BVS… những đại gia vốn hóa lớn nhất sàn này như ACB, VCS, PVS.. cũng giảm giá nhẹ.
Trong nhóm BĐS dân dụng, tuy đầu tàu VIC giảm nhẹ, nhưng VRE và VHM vẫn tăng gía, ngoài ra DXG và LDG cùng nhau nổi bật trong nhóm khi tăng khá tốt suốt phiên sáng, và IJC tăng hơn 4% nhờ mới ra tin tốt. Tương tự nhóm BĐS công nghiệp cũng đang có vài cái tên được sơn xanh đậm như BII, TIP.
Khá nhiều cổ phiếu nhóm xây dựng tăng giá trên 1% sáng nay, trong đó có các mã nổi bật như HBC, LCG… Nói chung số lượng cổ phiếu trong nhóm này rất nhiều, hầu hết là Small Cap, nên có lẽ ít được chú ý. Chỉ có CTD, HBC là những đại gia tên tuổi, nhưng vì rớt giá mạnh trong năm nay, do đó lúc này đang có vẻ được nhiều người chú ý canh bắt đáy.
Dù ra tin sốc (điều chỉnh giảm 99% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay), nhưng sáng nay PVG chỉ giảm giá dưới 2%. Thị giá cổ phiếu này vẫn cao hơn khá nhiều so với mức đáy thiết lập hồi cuối tháng 10. Lưu ý rằng PVG từng tăng giá hơn 40% trong nửa cuối tháng 11 vừa qua.
VHC dường như đang muốn nối lại đà tăng giá từ mức 77,000 đồng/cp cách đây 1 tuần, với thông tin kết quả SXKD 11 tháng đầu năm.
10h45: Nổi sóng ở Mid Cap
Sau khoảng 15-20 phút giảm điểm tính từ ATO, VN-Index bỗng dưng hồi phục nhanh chóng với thanh khoản tăng đột biến, thậm chí đẩy chỉ số lên cao hơn tham chiếu. Tuy nhiên, thanh khoản tăng vậy không mang tính lan tỏa, sau đó chỉ số lại quay đầu giảm khoảng 1.7 điểm (-0.18%). Tuy nhiên chỉ số nhóm midcap sàn HOSE lại đang tăng khá mạnh mẽ, ngược với chỉ số chính. Một số Mid Cap đang tăng giá tốt trong nhóm này là HAG, HBC, SJS, TCH…
Diễn biến trên nhóm VN30-Index có thể coi là người lái tàu cho VN-Index trong những phút vừa qua, bao gồm cả 2 khía cạnh dao động của điểm số và khối lượng giao dịch, tuy nhiên đến lúc này mối tương quan tăng – giảm giá trong nhóm này đã dễ chịu hơn so với đầu phiên. Số lượng cổ phiếu tăng giá đã nhiều hơn, trong đó có nhưng mã đã đổi màu xanh như MSN, VRE, NVL, VHM… Một số mã tăng giá có lẽ do được khối ngoại hỗ trợ là MSN, VRE. HPG cũng là trường hợp đáng chú ý khi liên hệ tới yếu tố “khối ngoại”.
MSN tăng giá trở lại khi khối ngoại mua ròng nhiều hơn. Hiện tại khối ngoại đang mua ròng gần 150,000 cp. Bên sàn UPCoM, MSR đang tăng giá mạnh hơn, lên chừng 3.5%. MML cũng tăng nhẹ.
Chỉ số UPCoM-Index vẫn xanh, nhưng đang lùi dần về tham chiếu. các đại gia trên sàn này như MSR, ACV, SDI, QNS… vẫn đang hỗ trợ tích cực cho chỉ số, nhưng VEA và không ít mã nhỏ hơn nhưng giảm giá sàn đang “phá cuộc vui”.
Nhóm ngân hàng đang phân hóa và phần thắng đang tạm nghiêng về nhóm giảm giá, khi bao gồm những mã vốn hóa lớn như VCB, MBB, ACB hay BID. VPB vẫn tăng giá suốt đầu nửa đầu sáng nay nhờ ra tin tốt. TCB hồi nhẹ 0.2% dù có tin đại gia quỹ ngoại bán bớt cổ phiếu.
“Bán 1 con lợn thu nửa cây vàng”, những loại tin tốt như thế này lại không giúp đỡ giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh thịt heo như DBC. Có lẽ những ai đang mua và kỳ vọng DBC bứt phá đang rất thất vọng.
Mở cửa: Chưa thấy động lực làm đẹp NAV
VN-Index mở cửa giảm nhẹ, nhưng đang muốn giảm thêm. Trong nhóm VN30, đang có gần 20 mã đỏ ngay từ ATO. Thông tin vĩ mô mới nhất mà Chính phủ vừa công bố (tăng trưởng GDP trên 7%, lạm phát dưới 3%...) dĩ nhiên là tin vui cho ngành chứng, nhưng lúc này có lẽ mang ý nghĩa nhiều hơn cho kỳ vọng năm sau. Thị trường lúc này đang đi đến những phiên cuối cùng của năm 2019, và dường như động lực làm đẹp NAV của các quỹ không lớn.
Diễn biến nhóm VN30 đỏ quạch sau ATO. Chỉ vài phút sau đợt khớp lệnh định kỳ, số lượng mã giảm giá tăng vọt lên trên 20 mã, dù mức giảm đa phần trong khoảng 0 đến -1%. CTD, VPB hồi giá phiên thứ hai, nhưng nhiều cổ phiếu ngân hàng và các đại gia khác giảm nhẹ. Khối ngoại đang mua ròng trên nhóm này, nhưng mức độ còn thấp.
Chỉ số sàn HNX đỏ sớm ngay từ 15 phút trước ATO, và khi đến 9h15, chỉ số này đang giảm mạnh hơn so với VN-Index. Cho dù chỉ có rất ít cổ phiếu biến động giá trên sàn này, nhưng có lẽ chỉ số đang chịu tác động từ KLF (giảm sàn), ART, và một số đại gia giảm giá nhẹ khác như ACB, SHB, VCS…
Chỉ số sàn UPCoM đang xanh, ngược 2 sàn niêm yết, nhờ các mã như LTG, ACV, MSR, VGI…
MSN tiếp tục được khối ngoại mua ròng, nhưng sáng nay vẫn giảm nhẹ. Có lẽ đang có nhiều người muốn chốt lời siêu tốc (T+3) sau khi bắt đáy vài phiên trước. thông tin tập đoàn mở thêm công ty con bán buôn đa ngành có lẽ chưa giúp nhà đầu tư đánh giá được điều gì. Trong họ cổ phiếu nhà Masan này, chỉ MSR tăng giá nhẹ hợn 2%, MCH và MML đứng giá.
IJC tiếp tục tăng gần 5% sáng nay, sau khi đu trần hôm qua. Thông tin chuyển nhượng dự án, mang về khoản lãi lớn cuối năm là động lực đỡ giá cổ phiếu này, và dường như IJC đang muốn nhân cơ hội bứt phá và tạo 1 con sóng mới.
Hoàng Nam
FILI
|