Thứ Hai, 09/12/2019 10:59

Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM nói gì về các dự án 'ngâm' giấy tờ trong ngân hàng?

Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng trả lời cử tri về vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường; tình trạng chủ đầu tư dự án chung cư đưa dự án cầm cố ngân hàng ảnh hưởng đến người mua...

Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM nói gì về các dự án 'ngâm' giấy tờ trong ngân hàng?
Ông Nguyễn Toàn Thắng trả lời chất vấn của đại biểu. Ảnh: Ngọc Dương

Sáng 9.12, kỳ họp thứ 17 của HĐND TP.HCM khóa IX bước sáng ngày làm việc thứ ba bằn phiên chất vấn các giám đốc sở.

Ở phần chất vấn Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Toàn Thắng, đại biểu Lê Minh Đức nêu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất ở TP còn chậm và đề nghị cần có giải pháp cải cách hành chính nhà đất để hỗ trợ người dân.

Xử lý chủ đầu tư "ngâm" dự án cầm cố ngân hàng?

Về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, ông Thắng cho hay đến nay TP.HCM cấp trên 1,6 triệu giấy chứng nhận nhà đất, tăng 27.000 trường hợp so với báo cáo kỳ họp HĐND TP.HCM gần nhất.

Về giấy chứng nhận căn hộ, ông Thắng cho biết đã cấp 62.000 giấy chứng nhận của khoảng 194 dự án chung cư trên toàn thành phố.

Ông Thắng cho hay trước khi xây dựng chung cư, chủ đầu tư được cấp giấy chứng nhận và chủ đầu tư có quyền thế chấp giấy chứng nhận này cho ngân hàng để lấy tiền tổ chức xây dựng.

Phần trả lời của ông Nguyễn Toàn Thắng thu hút sự quan tâm của đại biểu. ẢNh: Ngọc Dương

“Tuy nhiên khi xây dựng xong, chủ đầu tư cần trả tiền cho ngân hàng để lấy giấy chứng nhận này ra để nộp cho cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận sử dụng, nhưng nhiều chủ đầu tư không thực hiện quy trình này”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, trước tình hình này ảnh hưởng đến người mua chung cư nên vừa rồi Sở TN-MT có kiến nghị với Bộ TN-MT, Bộ Tư pháp cho phép cùng với ngân hàng giữ lại phần sở hữu của chủ đầu tư tương ứng với phần rút ra để cấp giấy chứng nhận cho người dân.

Đồng thời Sở TN-MT phối hợp với Sở Xây dựng cảnh báo người dân khi mua chung cư bị chậm cấp giấy chứng nhận cũng như năng lực của chủ đầu tư.

Làm gì với nguy cơ ô nhiễm?

Đại biểu Lê Trương Hải Hiếu đề nghị TP cần có giải pháp xử lý, di dời ra khỏi trung tâm TP những cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm.

Đại biểu Lê Trương Hải Hiếu chất vấn. Ảnh: Ngọc Dương

Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí Giám đốc Sở TN-MT với vai trò lãnh đạo sở cung cấp hiện trang và giải pháp tổng thể xử lý chất lượng không khí, tiếng ồn. “TP.HCM có giải pháp gì khi xảy ra ô nhiễm không khí, môi trường hay không”, ông Trí hỏi.

Trả lời chất vấn của đại biểu Trí, ông Nguyễn Toàn Thắng cho hay hiện TP.HCM có 327 điểm quan trắc thủ công. Ngoài ra, sắp tới đây TP.HCM có thêm 6 trạm quan trắc tự động trong tổng số 58 trạm tự động dự kiến đầu tư. Người dân có thể theo dõi tình hình môi trường, không khí ở 48 bảng thông tin gắn ở nhiều nơi ở TP.

“Do có ít trạm quan trắc tự động nên thời gian công cố thông tin về chất lượng không khí có lệch với thời gian hiện tại. Nhưng không vì không có trạm quan trắc tự động mà chúng ta không kiểm soát chặt chất lượng không khí. Một thành phố lớn không thể buông lỏng quản trắc môi trường, không khí”, ông Thắng bày tỏ.

Theo ông Thắng, vừa rồi Sở TN-MT đưa ra hiện tượng mù quang hóa do khí thải của giao thông, công nghiệp xây dựng và cùng với cơ quan liên quan như Sở Y tế thực hiện giải pháp kiểm soát khí thải, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, ông Thắng cho hay để kiểm soát tốt chất lượng môi trường, TP cần tăng cường xử phạt và có phương án kiểm tra, di dời những cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm ra ngoài trung tâm .

Làm sao để ngăn các dự án "ảo"?

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê đề nghị Giám đốc Sở TN-MT cho biết những giải pháp rõ nét để giải quyết những hình ảnh chưa đẹp, nhất là năm 2020 được chọn chủ đề xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

TP.HCM có một số quận huyện tạo sự chuyển biến, xóa điểm đen về ứ đọng rác như  Q.3, 7 và Tân Bình. Tuy nhiên tình trạng phóng uế bừa bãi đã và đang làm hoen ố đô thị, TP.HCM đang thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, vậy bên cạnh việc tuyên truyền có cần kiến nghị HĐND TP tăng mức xử phạt để chuyển đổi những thói quen không tốt đẹp này không?

Vấn đề thứ 2 mà ông Khuê đặt ra đó là thời gian qua, nhiều vụ việc gây mất an ninh trật tự cũng như bức xúc của người dân. Sở TN - MT TP.HCM có giải pháp nào ngăn chặn việc các dự án "ảo" khuếch trương mua bán, lừa đảo gây thiệt hại cho xã hội và bức xúc cho người dân?

Sỹ Đông

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Người dân tố cáo lãnh đạo Công ty Đại Thành hành vi lừa đảo (09/12/2019)

>   Cận cảnh tháo dỡ công trình 'khủng' trêu ngươi ở Bình Chánh (08/12/2019)

>   Chung cư cao cấp nhưng thấm dột, trào ngược nước thải, người mua 'kêu cứu' (07/12/2019)

>   Coi chừng 'sập bẫy lừa' khi giao dịch đất nền (07/12/2019)

>   Yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm tại nhà 8B Lê Trực (06/12/2019)

>   Nhiều dự án bất động sản 'vẽ như mơ', Sở Xây dựng cũng không biết ở đâu (06/12/2019)

>   3 Bộ lên tiếng tìm cách gỡ 'bài toán' condotel? (06/12/2019)

>   Nhà mua xong nhưng ôtô 'đứng đường, không chốn dung thân' (06/12/2019)

>   Cư dân Đại Thành tố lãnh đạo quận Tân Phú thất hứa (05/12/2019)

>   Đầu tư - kinh doanh condotel: Cuộc chơi ăn may, đầy cảm hứng nhưng rủi ro (05/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật