Thứ Sáu, 20/12/2019 16:12

Cần có những sản phẩm để 'khi nói đến, ai cũng biết đó là của TP.HCM'

Là đầu tàu kinh tế cả nước nhưng TP.HCM có khá ít thương hiệu đạt tầm quốc gia, dù số lượng doanh nghiệp lên đến hàng triệu. Muốn phát triển bền vững, có năng lực cạnh tranh cao thì càng cần phải có các thương hiệu uy tín.

Cần có những sản phẩm để khi nói đến, ai cũng biết đó là của TP.HCM - Ảnh 1.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đề nghị các chuyên gia hiến kế những giải pháp, chính sách để chính quyền thành phố tạo điều kiện phát triển thương hiệu, doanh nghiệp - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hội thảo "Phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệpTP.HCM" do UBND TP tổ chức ngày 20-12 đã đi sâu vào nhiều vấn đề cốt lõi, đòi hỏi sự cấp thiết phải xây dựng và phát triển được các thương hiệu đại diện của TP.HCM hiện nay.

Trong đó, hàng loạt các vấn đề được ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP - đặt ra, từ việc làm sao để TP.HCM có được các sản phẩm có thương hiệu, có khả năng lan tỏa, tạo được sự phát triển kinh tế thành phố thì cần những tiêu chuẩn gì khi xây dựng một thương hiệu, cho đến cách thức bình chọn thế nào để việc được bình chọn trở thành niềm tự hào của doanh nghiệp, cũng như huy động được sự tham gia, hưởng ứng tích cực từ cộng đồng các doanh nghiệp.

Ông Phong cho rằng doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình gắn liền với nâng cao năng lực cạnh tranh và sự lớn mạnh của bản thân doanh nghiệp trong tương lai, nên bản thân doanh nghiệp cũng cần xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển thương hiệu nằm ở đâu.

Đồng thời khẳng định lãnh đạo TP.HCM luôn nhận thức sâu sắc rằng để hình thành được các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, thì phải xây dựng được các doanh nghiệp mạnh của thành phố.

"Phát triển thương hiệu không chỉ là vấn đề riêng của doanh nghiệp, mà các chính sách hỗ trợ của nhà nước về quản trị doanh nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Lãnh đạo thành phố cần nghe được các đề xuất, giải pháp, chính sách gì để chính quyền thành phố tạo điều kiện để phát triển thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp", ông Phong nhấn mạnh.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Thành Kiên - giám đốc Sở Công thương TP.HCM - nhận thấy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đã giúp cho các doanh nghiệp ý thức rõ hơn về vấn đề thương hiệu.

Chính thực tế này đã đặt ra tính cấp thiết cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng hiện nay, khi mà hầu hết các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu đều có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao cả về lợi nhuận và doanh thu.

Cần có những sản phẩm để khi nói đến, ai cũng biết đó là của TP.HCM - Ảnh 2.
TS Võ Trí Thành, viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đề xuất TP.HCM cần xác định rõ lĩnh vực cốt lõi để việc xây dựng thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp đạt hiệu quả cao - Ảnh:Q.ĐỊNH

Còn dưới góc nhìn của TS Võ Trí Thành - viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, TP.HCM cần phải có những sản phẩm để "khi nói đến, ai cũng biết đó là của TP.HCM". Vì thực tế ở các nước khác, việc xây dựng và phát triển thương hiệu không hẳn chỉ do thị trường tạo ra, mà cũng có thể nó được hình từ chính quyền TP lẫn Chính phủ tạo dựng thành.

"Cho nên, thành phố phải đặt câu hỏi và tự trả lời cho mình câu hỏi lĩnh vực nào đại diện cho TP.HCM tốt nhất. Nếu là du lịch hoặc tài chính thì sản phẩm cụ thể của từng loại là gì?", ông Thành bày tỏ quan điểm.

TRẦN VŨ NGHI

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Đề nghị phạt ông Phạm Nhật Vũ 3-4 năm tù về tội đưa hối lộ (20/12/2019)

>   Câu chuyện thịt heo 'mất mùa được giá' và bài học dự liệu cung – cầu (20/12/2019)

>   Ông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị mức án tử hình (20/12/2019)

>   Hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục, ĐBSCL có thiếu nước sinh hoạt và sản xuất? (20/12/2019)

>   Bắt khẩn cấp chủ cơ sở làm giả nước uống Number One (20/12/2019)

>   Phó thủ tướng muốn khắc phục tình trạng 'chưa giàu đã già' (19/12/2019)

>   Việt Nam nhập khẩu mỹ phẩm nhiều nhất từ Hàn Quốc do... phim ảnh (19/12/2019)

>   Những sàn thương mại điện tử nào đã 'chết' tại Việt Nam? (19/12/2019)

>   Sẽ cho doanh nghiệp ngoại kinh doanh xăng dầu (19/12/2019)

>   Số phận pháp lý của ông Nguyễn Bắc Son khi khai nhận hối lộ (19/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật