Thứ Ba, 12/11/2019 09:20

VietNam Holding: Tín hiệu từ điều chỉnh GDP là điềm lành cho sự tăng trưởng tiêu dùng

VietNam Holding đón kết quả “đi lùi” trong tháng 10/2019. Tuy nhiên, Quỹ vẫn có những cái nhìn tích cực về vĩ mô nói chung và ngành bán lẻ nói riêng của Việt Nam.

Trong tháng 10/2019, NAV/ccq (giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ) của VietNam Holding giảm 1.6% so với mức giảm 0.3% của chỉ số Vietnam All Share. Tính đến cuối tháng 10, Quỹ quản lý tổng tài sản hơn 148 triệu USD.

Đóng góp vào mức tăng tổng tài sản của VietNam Holding trong tháng đến từ các khoản đầu tư gồm PNJ (tăng 3.6%), KDH (tăng 2.8%), MBB (tăng 0.9%) và FPT (tăng 0.4%). Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu kéo lùi thành quả của VietNam Holding đến từ DXG (giảm 11.5%), SCS (giảm 3.8%), và TLG (giảm 4.5%).

Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng NAV lớn nhất Quỹ
Nguồn: VietNam Holding

Trong danh mục đầu tư của VietNam Holding, doanh thu quý 3 của TLG tăng 9% so với cùng kỳ, nhưng chi phí bán hàng và marketing tăng cao, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm 19%. TLG đang cố gắng đẩy mạnh mảng kinh doanh quốc tế để tăng cường vị thế dẫn đầu thị trường nội địa (hiện có 60% thị phần mảng văn phòng phẩm) đồng thời phát triển các hạng mục sản phẩm nội địa mới.

Đầu năm nay, một công ty lớn trong lĩnh vực văn phòng phẩm có trụ sở tại Mỹ là Newell Brands đã mua lại 7% cổ phần TLG với mức giá chiết khấu 30% so với giá thị trường đồng thời có một “ghế” trong HĐQT của TLG. VietNam Holding cũng cho biết, Quỹ đang đánh giá giai đoạn phát triển tiếp theo của TLG thông qua việc mời một chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất đến từ Châu Âu trong chuyến thăm doanh nghiệp gần đây.

Về vĩ mô, GDP của Việt Nam sau khi được xem xét chỉnh sửa bởi Chính phủ đã tăng lên mức 3,000 USD/người, tăng gấp 3 lần trong 15 năm qua. Trong quá khứ, khi Thái Lan và Trung Quốc đạt đến mức này, GDP trên đầu người của 2 nước này tiếp tục tăng gấp đôi trong vòng chưa tới 7 năm.

VietNam Holding cho rằng sự “biến hóa” về GDP này là điềm báo tích cực cho sự tăng trưởng tiêu dùng, và có khả năng sẽ giúp tăng trưởng  lĩnh vực bán lẻ, là mảng đầu tư hiện đang chiếm 23% NAV của Quỹ. Bên cạnh mức tăng đáng chú ý của xuất khẩu và dòng vốn FDI mà Việt Nam đạt được thông qua việc hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, tình hình kinh tế trong nước cũng phát triển mạnh mẽ.

Cơ cấu ngành của VietNam Holding tính đến cuối tháng 10/2019
Nguồn: VietNam Holding

Có thể thấy, Quỹ tiếp tục nâng tỷ trọng của ngành bán lẻ lên 23.1% (cuối tháng 10/2019) so với tỷ trọng 22.6% (cuối tháng 9/2019).

Trong đó, MWG (chiếm 8.4% NAV) đang dẫn đầu trong việc hình thành các kênh bán hàng hiện đại tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau (chiếm 30% tổng doanh thu) với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp chuyên về logistics như ABA Cooltrans (chiếm 4% NAV), ABA Cooltrans nhờ đó đạt được mức tăng 100% so cùng kỳ về khối lượng. PNJMWG cũng đang đồng thời dẫn đầu trong việc phát triển các danh mục sản phẩm mới trong nước, bao gồm đồng hồ đeo tay.

Như Xuân

FILI

Các tin tức khác

>   Vốn vào ETF tăng lên mức kỷ lục 4 ngàn tỷ USD (11/11/2019)

>   Quỹ đầu tư gom hàng “dồn dập” (11/11/2019)

>   HDB lọt vào rổ MSCI Frontier Markets Index (08/11/2019)

>   Quỹ Tundra: “Bất kỳ sự giảm tốc nào đối với chỉ số PMI cần được theo dõi” (08/11/2019)

>   Quỹ PYN Elite: “Mục tiêu dài hạn của VN-Index ở mức 1,800 điểm” (07/11/2019)

>   VNM ETF bị rút vốn 3 tuần liên tiếp (05/11/2019)

>   Quỹ đầu tư giao dịch “lác đác” (04/11/2019)

>   VNM ETF trở lại bán ròng (03/11/2019)

>   Quỹ đầu tư bán ra (28/10/2019)

>   70 triệu USD rót vào Món Huế: Quỹ đầu tư thiên thần cũng “gãy cánh” (28/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật