Thứ Hai, 28/10/2019 09:00

70 triệu USD rót vào Món Huế: Quỹ đầu tư thiên thần cũng “gãy cánh”

Số điện thoại không liên lạc được, nhà riêng và văn phòng công ty đều không có, quỹ đầu tư cùng các nhà cung cấp đang tìm mọi nơi, dùng nhiều cách nhưng ông chủ của chuỗi cửa hàng Món Huế vẫn "mất tích" một cách bí ẩn.

* Một cổ đông muốn mua lại Món Huế

* Món Huế bị phong tỏa tài sản

* Nhà đầu tư chuỗi Món Huế bất ngờ khởi kiện nhà sáng lập Huy Nhật

* Trước Món Huế, nhiều chuỗi F&B từng bất ngờ đóng cửa

* Ông chủ chuỗi ẩm thực Món Huế từng hút vốn trăm tỉ là ai?

* Nhiều cửa hàng Món Huế dừng hoạt động, hơn 100 nhà cung cấp kêu bị nợ tiền

* Công ty nắm “Món Huế” tính niêm yết sàn Hồng Kông

70 <span>triệu USD</span> rót vào Món Huế: Quỹ đầu tư thiên thần cũng “gãy cánh”
Chuỗi cửa hàng Món Huế âm thầm đóng cửa trong 1 tháng trở lại đây

Nhà đầu tư mạo hiểm, thiên thần đều "gãy cánh"

Nhóm nhà đầu tư vào Công ty Huy Việt Nam vừa có đơn khởi kiện ra Toà án Nhân dân Tp. HCM cho biết đã đầu tư 70 triệu USD vào công ty từ năm 2013. Đó là quỹ ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital và Welkin Capital. 

Các nhà đầu tư đều cho biết khi kêu gọi đầu tư, ông chủ Huy Nhật đều cung cấp báo cáo tài chính "đẹp như mơ" về sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tin tưởng rót tiền đầu tư và cuối cùng thất bại thảm hại. Nhóm nhà đầu tư cho rằng đang rất thất vọng và buộc phải tiến hành khởi kiện. 

Việc khởi kiện này nhắm tới ông Huy Nhật và các cộng sự, bao gồm bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Điều hành của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế, liên quan đến cáo buộc vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý, các giao dịch bất thường và có thể có yếu tố lừa đảo; theo đó ông Huy Nhật đã chiếm dụng một lượng lớn tiền mặt và tài sản.

Còn nhớ, hơn một thập kỷ trước, Huy Nhật, một doanh nhân Mỹ gốc Việt đã về Việt Nam gây dựng sự nghiệp. Ông này cho biết muốn xây dựng một chuỗi cửa hàng ẩm thực. Món Huế là chuỗi đầu tiên ông Huy Nhật cho ra đời (năm 2007). Về sau, loạt các chuỗi cửa hàng thương hiệu khác như Phở Ông Hùng, Cơm Express, Great Bánh mì & cafe, Cơm Thố Cháy, Phở 99, Iki sushi, Shilla Korean BBQ Restaurant hay Mì Quảng Bếp Tâm cũng lần lượt ra đời.

Huy Vietnam
Doanh nhân Huy Nhật nổi danh vì tài gọi vốn triệu USD.

Phát triển hệ thống thần tốc, ông Huy Nhật khiến giới tài chính ngạc nhiên bởi khả năng gọi vốn lớn siêu tốc. Từ năm 2013, Huy Việt Nam liên tiếp nhận được góp vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài, tổng mức rót vốn khoảng 70 triệu USD. Ở thời kỳ đỉnh cao, Huy Nhật đã lên kế hoạch huy động 100 triệu USD trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Tất cả bây giờ chỉ còn là ảo vọng. Startup của "ông trùm ẩm thực" Huy Nhật giờ đây là nỗi thất bại nặng nề của các quỹ, nhà đầu tư.

Trong những năm gần đây, nhà đầu tư thiên thần hiện diện nhiều nhất trong giới khởi nghiệp. Đó là những cá nhân, tổ chức giàu có, có khả năng cấp vốn cho một doanh nghiệp, quyền lợi đổi lại là sở hữu một phần công ty. Với startup thì nhà đầu tư thiên thần chính là giải pháp tối ưu cho những khó khăn gặp phải, đặc biệt là bài toán tài chính.

Nhà đầu tư thiên thần có khẩu vị đầu tư vào các startup từ thuở sơ khai, quyết định đầu tư nhanh, thủ tục gọn, không cần tài sản thế chấp và không bị ràng buộc bởi các luật lệ chặt chẽ của Luật chứng khoán hay tài chính ngân hàng. Chính vì sự "dễ dãi" trong đầu tư với startup nên họ được gọi là nhà đầu tư thiên thần.

Theo tìm hiểu của VnEconomy, hầu hết các nhà đầu tư vào Huy Việt Nam đều là các quỹ đầu tư mạo hiểm hay hay còn gọi là nhà đầu tư thiên thần. ADV Partners là một quỹ đầu tư thiên thần ở châu Á mới được thành lập năm 2013 hướng đến thị trường Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc. AIF Capital là quỹ đầu tư có trụ sở ở Hồng Kông. Năm 2014, Huy Việt Nam nhận được 10 triệu USD từ quỹ này.

F&H FengHe hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm với dòng vốn tập trung vào công ty công nghệ, tiêu dùng có tiềm năng tăng trưởng cao. Quỹ được lập từ năm 2010.

Fortress Investments là quỹ đầu tư có quy mô lớn trên toàn thế giới với tổng tài sản lên tới 40,9 tỷ USD. Trong vòng gọi vốn thứ 2, Fortress cùng với AIF đã rót 15 triệu USD vào Huy Việt Nam.

Gryphus Capital cũng là một quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Singapore khi đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận lên trên hết. Trong khi đó, Welkin Capital là một quỹ đầu tư nổi tiếng đến từ Trung Quốc. Dòng vốn của quỹ này cũng hướng đến các công ty có tiềm năng tăng trưởng nhanh. Năm 2015, Welkin Capital và Templeton Emerging Markets Group được điều hành bởi tỷ phú nổi tiếng người Mỹ, Mark Mobius đã rót 15 triệu USD cho Huy Việt Nam.

Ông chủ Huy Nhật của Món Huế "mất tích", công ty chìm trong nợ nần

Theo cập nhật, hàng trăm nhà cung cấp tố Công ty Nhà hàng Món Huế nợ tiền từ đầu năm 2019 chưa trả đã tìm đến trụ sở công ty ở Võ Văn Kiệt (Tp. HCM), nhà riêng của Huy Nhật - ông chủ chuỗi Món Huế và cả nhà mẹ đẻ của doanh nhân này nhưng tất cả đều "cửa đóng then cài". Trong khi đó, số điện thoại của của ông Huy Nhật cũng tắt, các nhà cung cấp, quỹ đầu tư cho biết giờ đây đang khá mệt mỏi khi mọi việc rơi vào bế tắc trong khi các khoản nợ/khoản đầu tư có nguy cơ "mất trắng".

Một số nhà cung cấp cho biết, nếu Món Huế không trả tiền sẽ tính đến con đường khởi kiện. Hiện đã có vài chục nhà cung cấp ký tên vào đơn tố cáo tập thể, người bị khởi kiện là Ngô Thị Mỹ Hạnh - đại diện pháp luật của Món Huế.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Món Huế đã không thực hiện công nợ cho nhiều nhà cung cấp. Sau thời gian dài cố gắng liên lạc, nhóm nhà cung cấp này được bà Ngô Thị Mỹ Hạnh hẹn gặp mặt ngày 3/10 và thông báo rằng công ty không có khả năng thanh toán công nợ. Sau đó bà Hạnh biến mất, các nhà cung cấp không ai liên lạc lại được.

Thực tế, hàng loạt các cửa hàng Món Huế toạ lạc ở các vị trí đắc địa ở Hà Nội đã đóng cửa, trả mặt bằng âm thầm trong 1 tháng gần đây. Không chỉ vậy các thương hiệu như Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy, trà sữa TP thuộc Công ty Huy Việt Nam cũng bất ngờ đóng cửa. 

Theo báo cáo tài chính, tính đến cuối năm 2018, Công ty Món Huế có tổng tài sản 757 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả lên tới 841 tỷ đồng. Việc thua lỗ liên tục khiến vốn chủ sở hữu của Món Huế âm 85 tỷ đồng.

Đối với Huy Việt Nam - công ty mẹ của Món Huế, tổng tài sản năm 596 tỷ đồng, nợ phải trả chỉ 4 tỷ trong khi đó vốn chủ sở hữu lên tới 593 tỷ đồng.

Về kinh doanh, Món Huế dù được quảng bá rất hoành tráng nhưng doanh thu chỉ hơn 200 tỷ đồng. Năm 2017, 2018 công ty rơi vào thua lỗ với mức lỗ luỹ kế khoảng 107  tỷ đồng.

Mon hue 1
Các nhà cung cấp đang ráo riết đòi nợ Món Huế trong khi ông chủ biến mất không dấu vể

Bạch Huệ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   VNM ETF tiếp tục bị rút vốn (22/10/2019)

>   Quỹ đầu tư vẫn chưa “ngớt” thoát hàng (21/10/2019)

>   VNM ETF bán ròng 3 tuần liên tiếp (20/10/2019)

>   Việt Nam xứng đáng là một nền kinh tế “Goldilocks” (18/10/2019)

>   Tuần 05-11/10/2019: Quỹ iShares MSCI Frontier 100 ETF giao dịch trở lại ở chiều bán (16/10/2019)

>   VNM ETF tiếp tục bị rút vốn (15/10/2019)

>   Quỹ đầu tư thoát hàng "xối xả" (14/10/2019)

>   VNM ETF tiếp tục bán ròng (13/10/2019)

>   Vietnam Holding tiếp tục đặt cược vào cổ phiếu ngành bán lẻ (11/10/2019)

>   Quỹ Tundra: “Nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng so với cú sốc kinh tế của toàn khu vực” (10/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật