Thứ Bảy, 09/11/2019 09:45

Thế hệ Z sẽ sử dụng toàn bộ các dịch vụ ngân hàng trong 10 năm nữa

Tại Diễn đàn Fintech 2019, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, thế hệ Z (sinh năm 1995+) hiện chiếm 4% khách hàng của ngân hàng trong 10 năm nữa sẽ là nhóm khách chủ lực khi chiếm tới 40% dân số và họ sẽ sử dụng toàn bộ các dịch vụ ngân hàng số.

Đồng thời, ông Phạm Tiến Dũng khẳng định, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam là tất yếu, giúp ngành ngân hàng vượt lên thách thức của kỷ nguyên số bởi hiện nay công nghệ đang được ứng dụng vào mọi mặt của cuộc sống, nhiều người chơi mới gia nhập thị trường tài chính, quy định pháp lý “cởi mở” hơn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời hành vi, kỳ vọng khách hàng có sự thay đổi lớn.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN. Nguồn: NHNN

Chuyển đổi ngân hàng số là tích hợp công nghệ vào mọi cấp độ hoạt động ngân hàng, số hóa hầu hết các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh, vận hành, cung ứng sản phẩm-dịch vụ trên nền tảng số, khai thác tối ưu dữ liệu để tăng trải nghiệm và sự gắn kết khách hàng. Ngân hàng số có thể coi là đích trong khi chuyển đổi số là một quá trình với nhiều cấp độ hướng tới ngân hàng số đích thực.

Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, cơ hội cho phát triển ngân hàng số với 96.5 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ (người trưởng thành chiếm khoảng 70%), đồng thời 72% dân số sở hữu Smartphone, 130 triệu thuê bao di động, 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số.

Ông Dũng cũng cho biết, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao - 30%/năm; Việt Nam là nền kinh tế số đứng thứ 2 Đông Nam Á (12 tỉ USD), tăng trưởng 40%/năm, vì vậy, ông Dũng khẳng định thế hệ Z (sinh năm 1995+) hiện chiếm 4% khách hàng của ngân hàng trong 10 năm nữa sẽ là nhóm khách hàng chủ lực khi chiếm tới 40% dân số và họ sẽ sử dụng toàn bộ các dịch vụ ngân hàng số.

Tại Việt Nam hiện nay, 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 59% NH đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế. 6% ngân hàng hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể. Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình, chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được nghiên cứu, triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.

Bên cạnh đưa ra các giải pháp của ngành Ngân hàng, ông Phạm Tiến Dũng cũng đề xuất các Bộ, ngành chung tay phối hợp, đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm; đồng thời xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng, định danh số; hoàn thiện quy định bảo mật giao dịch, an ninh thông tin.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   [Infographics] Khả năng sinh lợi của 10 ngân hàng có lãi cao nhất 9 tháng đầu năm (12/11/2019)

>   Thủ tướng: 2020 giảm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay (08/11/2019)

>   Sacombank ưu đãi lớn cho chủ thẻ dịp lễ độc thân (08/11/2019)

>   SCB: Bí ẩn con số lãi thuần từ hoạt động khác (08/11/2019)

>   Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định về tiền điện tử (07/11/2019)

>   ‘Miếng bánh’ ví điện tử đang trong tay ai? (07/11/2019)

>   Giải mã đà bứt phá ngoạn mục của HDB (08/11/2019)

>   Cuộc đua lợi nhuận của các ngân hàng bước vào hồi gay cấn (07/11/2019)

>   Ẩn số tăng trưởng tín dụng (07/11/2019)

>   Quẹt thẻ hoàn tiền, tặng thêm tới 3 triệu đồng với đại tiệc ưu đãi cuối năm từ MSB  (06/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật