Thứ Năm, 07/11/2019 15:10

Nhịp đập Thị trường 07/11: Điều chỉnh sau 4 phiên tăng liên tục

Những gì VN-Index thể hiện là phiên bản trái ngược hoàn toàn so với diễn biến phiên sáng. Chỉ số sàn HOSE tăng mạnh, có lúc lên 1,028 điểm trước khi đổ đèo vào đóng cửa trong sắc đỏ.

Cụ thể, VN-Index giảm nhẹ 0.88 điểm, hay 0.09%, dừng tại 1,024.03 điểm, ghi nhận phiên điều chỉnh đầu tiên sau 4 phiên liên tục tăng trước đó. Ngược lại, chỉ số HNX-Index lại đóng cửa tăng nhẹ. Tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt 193 triệu cp, tương ứng 4,220 tỷ đồng.

Phiên giao dịch chiều ghi nhận sự nỗ lực lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng như VCB, TCB, BID, thậm chí EIB đảo chiều và tăng đến hơn 5.7%. HDB cũng là cổ phiếu ngân hàng đảo chiều để đóng cửa trong sắc xanh.

Ngược lại, CTGVPB còn giảm và đóng góp tiêu cực lên chỉ số. Ở nhóm bất động sản, VIC đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên, cùng với VNM, BVH tạo thành bộ ba kéo chỉ số điều chỉnh.

Thị trường nhìn chung không mấy tích cực, có 287 mã giảm và 257 mã tăng. Các nhóm Mid Cap, Small Cap và Micro Cap đều giảm. Riêng VN30 vẫn tích cực khi khối ngoại mua ròng ở nhóm này, chẳng hạn ở VRE, VHM, HPGROS.

Tính chung, khối ngoại mua ròng trên cả sàn HOSE và vẫn bán ròng ở HNX.

Phiên sáng: VN-Index xanh nhưng thanh khoản thấp

Chỉ số VN-Index hồi phục một mạch từ vùng đáy 1,022 điểm để bảo toàn sắc xanh khi phiên sáng khép lại. Song, điểm lo ngại chính là thanh khoản thị trường ở mức thấp trong khi khối ngoại còn bán ròng nhẹ.

Nói thị trường xanh vỏ đỏ lòng cũng đúng bởi có đến 147 mã giảm và chỉ 113 mã tăng. Sắc xanh VN-Index nhờ VHM nới rộng đà tăng và BID, VCB, VRE, MSN,… cũng duy trì trạng thái tích cực.

Vật liệu xây dựng là ngành tăng tốt nhất sáng nay nhờ HPG, POM, LBM, HSGVTS. Trong khi đó bảo hiểm vốn chịu ảnh hưởng tiêu cực của BVHPVI nên giảm mạnh nhất.

Nhóm cổ ngành ngân hàng chỉ còn VCBBID tăng. Cả hai đều đang có nhiều thông tin hỗ trợ, VCB được J.P. Morgan đánh giá cao triển vọng với lợi thế thị phần và giá vốn rẻ. Còn BID được cho là đang trong quá trình tái cơ cấu với sự tham gia của đối tác chiến lược KEB Hana Bank, dự kiến mở ra một triển vọng mới cho ngân hàng.

Phần lớn cổ phiếu ngành chứng đều giảm, ngoại trừ hai đại gia SSIHCM.

Nhóm bất động sản sáng nay khá phân hóa, bộ đôi VICVHM ngược chiều trong khi nhóm vốn hóa nhỏ hơn DRH, HDG, LDG, NBB, NVL, VRC… giảm điểm.

Tính chung toàn thị trường sáng nay khớp 116 triệu cp, tương ứng 2,500 tỷ đồng. Trong đó, sàn HOSE đạt giá trị 2,100 tỷ, gồm cả 450 tỷ đồng giao dịch thỏa thuận.

10h30: Nội mua, ngoại xả ở HPG

Thị trường vẫn trong trạng thái giằng co kể từ khi mở cửa. Thanh khoản thị trường duy trì mức vừa phải, HPG đang là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất nhưng cũng đang là mã bị bán ròng lớn nhất.

Đến 10h30, HPG khớp 5.6 triệu cp và giá đang tăng hơn 2%, ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp nhờ lực mua từ nhà đầu tư nội. Hiện HPG đang bị bán ròng mạnh nhất toàn thị trường, với gần 280,000 cp. Thực tế thì khối ngoại đã bán ròng mạnh ở HPG 4 phiên gần đây nhất, có phiên lên đến 1.5 triệu cp.

Một cổ phiếu lớn khác thuộc ngành thép là HSG cũng duy trì sắc xanh phiên thứ 3. Điểm khác biệt là HSG được khối ngoại mua ròng những phiên gần đây.

Cổ phiếu VHM đảo chiều tăng điểm và nhanh chóng trở thành cổ phiếu ảnh hưởng tốt nhất lên chỉ số VN-Index. Thế nhưng thị trường vẫn đỏ khi mà các ông lớn khác gia nhập vào nhóm giảm như CTG, NVL, BVH

Đến lúc này, có thể nói nhóm Large Cap đang giúp cho thị trường không điều chỉnh mạnh bởi các nhóm cổ phiếu còn lại đều đã giảm.

Mở cửa: Điều chỉnh là tốt?

Sau 4 phiên tăng điểm, thị trường đang điều chỉnh nhẹ đầu phiên sáng nay khi áp lực chốt lời gia tăng. Theo đánh giá của các CTCK thì việc điều chỉnh là cần thiết để tiếp tục xu hướng tăng dài hạn.

Hai chỉ số chính giảm nhẹ sau 30 phút giao dịch, nhóm ngân hàng vẫn đang là trợ lực tốt cho thị trường như BID, TCB, VPB hay HDB. 3 cổ phiếu trụ VNM, VHMGAS giảm nhẹ đang kéo lùi chỉ số.

Việc khối ngoại quay trở lại bán ròng cả 3 sàn phiên giao dịch hôm qua cũng là một yếu tố tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư. Một trong những lo ngại lớn là khi tình hình kinh tế bất ổn sẽ làm dòng vốn sẽ có xu hướng dịch chuyển về các kênh an toàn hơn và rút bớt khỏi thị trường chứng khoán. Việc khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tháng 10 là minh chứng cho điều đó.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lạc quan khi dòng tiền nội đang tăng trở lại trong tháng gần đây dù rằng so với mặt bằng chung vẫn còn yếu. Rõ ràng, việc VN-Index chinh phục ngưỡng 1,000 điểm đã giúp tâm lý thị trường được cải thiện nhiều.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích của CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng trong ngắn hạn, áp lực điều chỉnh có thể xuất hiện khi nhiều cổ phiếu tăng trở lại vùng đỉnh cũ hoặc lập đỉnh mới. Tuy nhiên áp lực sẽ không lớn khi thị trường đang trong xu hướng tăng.

Trở lại với thị trường sáng nay, mức độ thận trọng đang được đẩy lên cao, số mã tăng giảm là ngang bằng nhau, trong khi phần lớn mã vẫn đứng giá.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 07/11/2019: Tình hình vẫn khá bi quan (06/11/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 07/11/2019: Mở vị thế Short khi VN30-Index sụt giảm mạnh (06/11/2019)

>   Vietstock Daily 07/11: Giữ vững đà tăng? (06/11/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 06/11: Vẫn chưa vượt được mốc 1,025 điểm (06/11/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 06/11/2019: Basis tiếp tục mở rộng và đạt giá trị âm lớn (05/11/2019)

>   Thị trường chứng quyền 06/11/2019: Sắc đỏ quay trở lại (05/11/2019)

>   Vietstock Daily 06/11: Phân hóa rõ rệt (05/11/2019)

>   Nhịp đập thị trường 05/11: Phiên thứ 3 tăng điểm (05/11/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 05/11/2019: Đóng vị thế Short khi tín hiệu đảo chiều xuất hiện (04/11/2019)

>   Thị trường chứng quyền 05/11/2019: Khối ngoại quay trở lại bán ròng mạnh (04/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật