Thứ Tư, 06/11/2019 21:00

Ngày 8-11, thông xe nút giao thông ĐHQG 'giải cứu' cửa ngõ phía Đông TP.HCM

Nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM được thông xe sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm ùn tắc hiệu quả.

Ngày 8-11, thông xe nút giao thông ĐHQG giải cứu cửa ngõ phía đông TP.HCM - Ảnh 1.
Nút giao thông ĐHQG TP.HCM đã hoàn thành và sẽ chính thức thông xe vào ngày 8 -11. Ảnh: VĂN BÌNH

Theo đại diện Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) - chủ đầu tư - nút giao thông ĐHQG TP.HCM có chiều dài hơn 1,8km, bắt đầu từ cổng khu du lịch Suối Tiên đến khu vực cây xăng Bình Thắng, nằm trên địa bàn quận 9, quận Thủ Đức (TP.HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương). 

Ngày 8-11, thông xe nút giao thông ĐHQG giải cứu cửa ngõ phía đông TP.HCM - Ảnh 2.
Nút giao ĐHQG TP.HCM bao gồm cầu vượt qua hầm hở, cầu vượt bộ hành giúp giảm ùn tắc hiệu quả. Ảnh: VĂN BÌNH

Tại đây có hai cầu vượt qua hầm hở với khổ cầu rộng 17m, dài 38m và 2 cầu vượt bộ hành trong khu vực nút giao thông ĐHQG TP.HCM đã được xây dựng hoàn tất, sẵn sàng đi vào hoạt động từ 9h ngày 8 -11. 

Nút giao thông này được khởi công tháng 4-2016. Sau khi hoàn thành, đoạn quốc lộ 1 qua đây được mở rộng, nâng số làn xe lên 14 ở cả hai chiều (trước đây chỉ có 7 làn).  Điều này được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu đi lại rất lớn của người dân, giảm kẹt xe, tai nạn giao thông ở khu vực cửa ngõ phía đông thành phố.

Nút giao thông trọng điểm này còn giúp thông thương giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ phát triển hơn nữa trong tương lai. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty CII cho biết, nút giao thông ĐHQG TP.HCM nằm trong dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội và QL.1 (đoạn từ ngã 3 Trạm 2, TP.HCM - nút giao Tân Vạn, Đồng Nai). Dự án do Công ty CII làm chủ đầu tư, tổng kinh phí dự án lên đến 3.640 tỉ đồng. 

Trong dự án này, Công ty CII đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng toàn bộ phần trục chính Xa lộ Hà Nội (từ cầu Sài Gòn đến cuối nút giao thông tại cổng chính ĐHQG TP.HCM, phần đường hiện hữu trên địa bàn tỉnh Bình Dương). 

Công ty này cho biết vẫn đang trả chi phí duy tu tuyến đường. Do đó, CII kiến nghị TP.HCM xem xét cho phép công ty sớm được thu phí để hoàn vốn. 

Hiện dự án vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn tất do vướng mặt bằng và trùng lắp mặt bằng với các dự án khác. CII cũng đề xuất TP đẩy nhanh các công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng để công ty tiếp tục các hạng mục còn lại. 

Trước đó, các tuyến Xa Lộ Hà Nội, quốc lộ 1 qua địa bàn Q.9 (TP.HCM) và TX.Dĩ An (Bình Dương) là cửa ngõ giao thông quan trọng của TP.HCM nhưng liên tục xảy ra ùn ứ, ảnh hưởng hoạt động đi lại của người dân cũng như giao thương, vận chuyển hàng hóa. 

THU DUNG - NGỌC ẨN

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Vụ đường dẫn lên cầu vượt cao tốc nứt toác, giám đốc BQL dự án nói gì? (06/11/2019)

>   Chuyên gia Nhật: Loạt metro 'lê thê' tiến độ do 'Việt Nam làm quá nhiều cùng lúc' (06/11/2019)

>   TP.HCM làm gì để thoát ngập? (06/11/2019)

>   TP HCM tập trung mọi nguồn lực gỡ vướng cho metro (05/11/2019)

>   BOT Cai Lậy sẽ 'phấn đấu' sớm thu phí trở lại (04/11/2019)

>   Hà Nội duyệt chi vốn cho dự án phục vụ SEA Games 31 (04/11/2019)

>   Xây thêm cầu cứu Nam Sài Gòn (04/11/2019)

>   TP.HCM mở rộng làn đường dành cho xe máy trên cầu Sài Gòn (03/11/2019)

>   Metro Bến Thành - Tham Lương hoàn thành giải phóng mặt bằng vào 6-2020 (02/11/2019)

>   Nghiêm cấm thông thầu, vây thầu trong dự án cao tốc Bắc - Nam (02/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật