Thứ Hai, 04/11/2019 11:18

Hà Nội duyệt chi vốn cho dự án phục vụ SEA Games 31

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh 22 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 6.378 tỷ, trong đó có một số công trình phục vụ SEA Games 31.

Hà Nội duyệt chi vốn cho dự án phục vụ SEA Games 31
Khu liên hợp thể thảo Mỹ Đình sẽ tiếp tục là nơi tổ chức chính các sự kiện của SEA Games 31.

Theo đó, trên cơ sở tờ trình của UBND thành phố, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 20 dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 2 dự án. Trong đó có 6 dự án nhằm phục vụ công tác tổ chức SEA Games 31 và PARA Games 21 năm 2021.

Tổng mức đầu tư 22 dự án này là 6.378 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ ngân sách cấp thành phố và cấp huyện. Tuy nhiên, số vốn cụ thể cho 6 dự án liên quan đến SEA Games 31 và PARA Games 21 không được công bố cụ thể.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Tô Vă Động, hiện ngoài các công trình cấp quận, huyện, thị xã, quá trình rà soát cho thấy có 9 công trình phục vụ việc tổ chức thi đấu và 10 công trình phục vụ việc tập luyện, chăm sóc, nuôi dưỡng vận động viên, nhằm chuẩn bị lực lượng tham dự thi đấu tại SEA Games 31-2021 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý cần được đầu tư, nâng cấp trong thời gian tới.

Dự kiến các công trình được rót vốn như: Cải tạo, nâng cấp công trình Sân điền kinh ngoài trời và hạ tầng kỹ thuật khuôn viên Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội phục vụ SEA Games 31 và PARA Games 11 năm 2021; Cải tạo, nâng cấp công trình bể bơi, bể nhảy cầu phục vụ SEA Games 31 và PARA Games 11 năm 2021; Cải tạo, nâng cấp công trình Cung điền kinh phục vụ SEA Games 31 và PARA Games 11 năm 2021…

Đây là lần thứ 2 Việt Nam tổ chức SEA Games sau 18 năm và Hà Nội tiếp tục được chọn là địa phương đăng cai chính.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo đối với kế hoạch tổ chức SEA Games 31 với tinh thần tổ là an toàn, tiết kiệm, tạo được dấu ấn, chú trọng hoàn thiện cơ sở vật chất, xã hội hóa nguồn lực tối đa.

"Hà Nội cần tận dụng cơ sở vật chất hiện có, hạn chế việc xây, mua sắm mới và đặc biệt, xây dựng phương án kinh phí thực sự tiết kiệm, hiệu quả", Thủ tướng từng nói.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đã đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn năm 2019 với tổng kinh phí tăng thêm 24 tỷ đồng để chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cấp thành phố và chi hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thị xã.

Sau khi được Hội đồng Nhân dân thành phố phê duyệt, tổng vốn đầu tư công năm 2019 của Hà Nội tăng từ 31.490 tỷ đồng lên thành 31.514 tỷ đồng; số dự án được bố trí vốn tăng từ 546 dự án lên thành 558 dự án.

Bảo Quyên

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Xây thêm cầu cứu Nam Sài Gòn (04/11/2019)

>   TP.HCM mở rộng làn đường dành cho xe máy trên cầu Sài Gòn (03/11/2019)

>   Metro Bến Thành - Tham Lương hoàn thành giải phóng mặt bằng vào 6-2020 (02/11/2019)

>   Nghiêm cấm thông thầu, vây thầu trong dự án cao tốc Bắc - Nam (02/11/2019)

>   Vì sao metro Bến Thành - Suối Tiên tăng vốn tỉ đô? (02/11/2019)

>   Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vay Trung Quốc thêm 7.200 tỷ, chưa rõ thời gian hoàn thành (02/11/2019)

>   Sân bay Long Thành: Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, xử nghiêm đầu cơ đất (01/11/2019)

>   Chật vật gần 10 năm, Metro Bến Thành - Tham Lương vẫn đang chờ điều chỉnh (01/11/2019)

>   Bộ Giao thông điểm danh dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư (01/11/2019)

>   Tiến độ ì ạch, đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi cần đến 81.537 tỷ (01/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật