Thứ Sáu, 08/11/2019 16:30

FDI Trung Quốc vào Việt Nam: Nhiều dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm, FDI từ Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng vốn dương (17%) trong khi nhiều nước giảm.

FDI Trung Quốc vào Việt Nam : Nhiều dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường
Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư FDI đi liền với mối lo vấn đề môi trường. Ảnh: Nguyễn Long

Cụ thể, FDI đăng ký mới của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, 4 nước đứng đầu trong 10 tháng năm 2018 đều giảm trong năm nay. Riêng Trung Quốc đứng thứ 2 cả về giá trị lẫn số lượng dự án FDI đăng ký mới, tương ứng là 2,1 tỉ USD và 541 dự án.

Hồng Kông vượt lên trên Nhật Bản để đứng thứ 4 về số vốn đăng ký mới, đạt 1,63 tỉ USD, tăng mạnh 151%. Tính trung bình, giá trị vốn đăng ký mới của Trung Quốc và Hồng Kông trong 10 tháng khá cao, đạt lần lượt 3,9 triệu USD và 6,4 triệu USD/1 dự án, cao hơn Hàn Quốc (3 triệu USD).

Tuy nhiên, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tháng 10.2019 của đơn vị nghiên cứu SSI Research đã chỉ ra: “Xu hướng đầu tư từ Trung Quốc và Hồng Kông gia tăng nhanh, ngược lại với xu hướng chung là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một nguyên nhân cần lưu ý là môi trường”.

Theo đó, nhiều dự án lớn của Trung Quốc được cấp giấy phép đầu tư trong 4 tháng đầu năm như Hóa chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu USD, cấp phép tháng 1), Lốp Advance (214 triệu USD, tháng 2), Lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu USD, tháng 4) đều là các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao.

“Khoảng thời gian chưa đến 10 tháng kể từ khi bùng nổ thương chiến Mỹ - Trung (tháng 6.2018) là rất ngắn để hiện thực hóa quyết định dịch chuyển đầu tư do áp lực tăng thuế của Mỹ” - Báo cáo nhận định.

Trong khi đó, các quy định ngày một khắt khe về môi trường tại Trung Quốc đã và đang tác động đến việc dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc sang các quốc gia lân cận.

Hiện nay, tổng giá trị FDI còn hiệu lực của Hàn Quốc và Nhật Bản tính đến cuối tháng 10.2019 là 66 tỉ USD và 59 tỉ USD, bỏ xa Hồng Kông (22,3 tỉ USD) và Trung Quốc (15,8 tỉ USD). Tuy vậy, vốn FDI của Trung Quốc và Hồng Kông lại đang tăng tốc nhanh.

Tăng trưởng giá trị FDI còn hiệu lực tính đến cuối tháng 10.2019 của Hàn Quốc và Nhật Bản là 6,5% và 3,3%. Trong khi đó tăng trưởng của Trung Quốc và riêng Hồng Kông là 18,5% và 12,7%. Đây có thể là kết quả của việc gia tăng FDI đăng ký mới từ Trung Quốc (và Hồng Kông) trong năm 2019 (169% và 151%).

Trấn Kiên

Thanh niên

Các tin tức khác

>   4 tấn quần áo ngoại bị bắt khi đang cắt mác: Mời chủ hãng NEM, IFU lên làm việc (08/11/2019)

>   13 nghìn tỷ tiền quảng cáo của báo chí đã rơi vào mạng xã hội nước ngoài (08/11/2019)

>   Ì ạch đấu thầu qua mạng (08/11/2019)

>   Cuộc gọi rác quấy rối hàng triệu người mỗi tháng (08/11/2019)

>   Ông chủ chuỗi Nhà hàng Món Huế lập nhà hàng mới? (08/11/2019)

>   Bị cưỡng chế hơn 1.000 tỉ tiền nợ thuế, VEC làm ăn ra sao? (08/11/2019)

>   'Kẹt đường' ra vào cảng TP.HCM (08/11/2019)

>   'Nếu để mất điện, một số đồng chí sẽ bị mất chức' (08/11/2019)

>   Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD (08/11/2019)

>   Nhiều lô hàng của Asanzo có dấu hiệu giả xuất xứ (08/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật