WB: Kinh tế Myanmar sẽ tăng trưởng 6.6% vào năm 2020
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Myanmar được dự báo tăng trưởng 6.6% vào năm 2020, cao hơn so với mức dự báo 6.5% cho năm nay. Tăng trưởng kinh tế vào các năm 2021 và 2022 cũng được dự báo lần lượt là 6.7% và 6.8%.
Theo báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương thường niên của WB, tăng trưởng kinh tế Myanmar được thúc đẩy nhờ hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, bảo hiểm và xây dựng, đồng thời được hỗ trợ từ những cải cách thị trường.
Báo cáo cho biết: “Tiếp theo sau xu hướng giảm từ 6.8% hồi năm 2018 còn 6.5% trong năm 2019 do diễn biến chậm chạm trong lĩnh vực dịch vụ và lạm phát gia tăng, xu hướng tăng trưởng được kỳ vọng sẽ tăng tốc dần về trung hạn”.
Theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Thống kê Trung ương của Myanmar, mức lạm phát trong tháng 8 đã tăng lên đến 8.53 từ mức 6.94% hồi tháng 1 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng còn lại của năm nay đo giá điện tăng.
Các giải pháp cải cách chính sách như tự do hóa ngành bảo hiểm, chính sách miễn visa cho công dân nhiều nước, chế độ ân xá thuế để huy động nguồn vốn ẩn và những giải pháp khác được kỳ vọng sẽ gặt hái được kết quả khả quan.
Tuy nhiên, nền kinh tế Myanmar vẫn phải đối mặt với những mối nguy suy yếu dai dẳng, chẳng hạn thiên tai vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn lớn cho nền kinh tế nông nghiệp. Theo Trung tâm thông tin của ASEAN, Myanmar đã trải qua 3 trận lụt và 1 trận bão trong 9 tháng đầu năm nay.
WB cho rằng trong khi sự ảnh hưởng của lạm phát và giá điện tăng gần đây đối với người dân vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát thì sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Rakhine chưa được giải quyết và xung đột cứ kéo dài.
U Soe Win, Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Myanmar, cho rằng xu hướng phát triển kinh tế quốc gia có thể không thỏa mãn nhưng Chính phủ đã “quản lý để bình ổn lĩnh vực tài chính đối với một số phạm vi bằng cách nỗ lực hết sức thực hiện những chuyển giao chính sách tài chính và tiền tệ hiệu quả với những công cụ tài chính hữu hạn có sẵn”.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn thận trọng khi quyết định đầu tư vào Myanmar. Tổng vốn FDI đã được phê duyệt của Myanmar đã giảm dần kể từ năm 2015, từ 9.5 tỷ USD giảm còn 5.6 tỷ USD trong năm 2018, trong khi cơ hội hồi phục trong năm nay hết sức mong manh.
Đỗ Thảo (Theo The Myanmar Times)
FILI
|