Thứ Năm, 10/10/2019 10:15

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi giai đoạn 2014-2018

Thông báo mới nhất từ hãng tư vấn toàn cầu Ernst & Young cho biết Trung Quốc có lượng vốn FDI đầu tư vào châu Phi lớn nhất với hơn 72 tỷ USD FDI và xếp sau đó lần lượt là Pháp, Mỹ.

Một cửa hàng điện thoại ở Nigeria. (Nguồn: Bloomberg)

Trung Quốc đã đầu tư hơn 72 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào châu Phi trong giai đoạn 2014-2018, qua đó trở thành quốc gia có số vốn FDI lớn nhất vào lục địa này.

Cũng trong giai đoạn trên, ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thực hiện việc đa dạng hóa dòng vốn FDI vào nhiều lĩnh vực khác bao gồm bán lẻ, truyền thông và du lịch-khách sạn.

Thông báo mới nhất từ hãng tư vấn toàn cầu Ernst & Young cho biết xếp sau Trung Quốc về lượng vốn FDI đầu tư vào châu Phi trong giai đoạn trên là Pháp (hơn 34 tỷ USD), Mỹ (gần 31 tỷ USD), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (hơn 25 tỷ USD) và Anh (gần 18 tỷ USD). Các quốc gia khác cũng có số vốn FDI lớn vào châu lục này bao gồm Nam Phi (hơn 10 tỷ USD), Đức (gần 7 tỷ USD), Thụy Sĩ (hơn 6 tỷ USD), Ấn Độ (hơn 5 tỷ USD) và Tây Ban Nha (hơn 4 tỷ USD).

Theo Ernst & Young, trong giai đoạn trên, Bắc Phi trở thành khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất sau khi Ai Cập vượt Nam Phi trở thành quốc gia thu hút nhiều vốn FDI nhất châu Phi. Ngoài ra, một quốc gia Bắc Phi khác là Maroc cũng xếp thứ ba. Xếp sau Bắc Phi là khu vực Nam châu Phi, Đông Phi và Tây Phi trong đó Nam Phi dẫn đầu về thu hút FDI tại khu vực Nam châu Phi, Kenya dẫn đầu tại Đông Phi và Nigeria tại khu vực Tây Phi.

Bên cạnh các lĩnh vực đầu tư truyền thống như cơ sở hạ tầng, viễn thông và tài chính hiện được xem là đang trong giai đoạn bão hòa, các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu bởi Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng danh mục đầu tư sang lĩnh vực dịch vụ như như bán lẻ, truyền thông và du lịch-khách sạn. Đây được xem là những lĩnh vực còn nhiều dư địa phát triển, đặc biệt trong bối cảnh dân số châu Phi được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050 so với con số 1,3 tỷ người hiện nay.

Trước đó, hồi tháng Bảy vừa qua, Liên hợp quốc dự báo châu Phi đang dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng, với dòng vốn FDI dự kiến tăng 15% trong năm 2019. Cùng với những nhu cầu thực chất về dịch vụ kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và kinh tế kỹ thuật số, triển vọng tích cực này có được một phần là nhờ những nỗ lực của chính lục địa này, nhất là tiến trình hội nhập khu vực.

Liên hợp quốc dự báo làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng tại các quốc gia châu Phi hạ Sahara trong năm nay, nhờ Khu vực thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) vừa có hiệu lực.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng tăng cường ảnh hưởng tại “lục địa đen," thông báo mới đây của Cơ quan Ðầu tư tư nhân ở nước ngoài (OPIC) thuộc Chính phủ Mỹ về kế hoạch tăng gấp hai lần quỹ đầu tư vào châu Phi, lên mức hơn 12 tỷ USD, nhiều khả năng góp phần tạo nên một làn sóng FDI mới vào châu Phi thời gian tới.

Phi Hùng

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Nguy cơ tiềm ẩn ở góc tối nhất của hệ thống ngân hàng ngầm tại Trung Quốc (09/10/2019)

>   Mỹ: Thâm hụt ngân sách tài khóa 2019 ước tính dưới 1.000 tỷ USD (09/10/2019)

>   Doanh nghiệp Mỹ vật vã, tốn nhiều tiền chống hàng giả Trung Quốc (08/10/2019)

>   Mỹ thêm 8 công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen (08/10/2019)

>   Mỹ và Nhật Bản ký kết thỏa thuận thương mại song phương (08/10/2019)

>   Còn lâu Apple mới hết phụ thuộc vào Trung Quốc? (08/10/2019)

>   Chính phủ Nhật Bản đánh giá nền kinh tế đang "xấu đi" (07/10/2019)

>   Người Trung Quốc đổ xô mua mỳ gói (07/10/2019)

>   Rủi ro nào sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu gặp nguy? (07/10/2019)

>   Trước thềm đàm phán với Mỹ, Trung Quốc coi mình ở "cửa trên"? (07/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật