Tăng 44% mỗi tháng, thanh toán không tiếp xúc trở thành xu hướng
Với sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, công nghệ thanh toán không tiếp xúc (contactless) bằng cách vẫy, chạm nhẹ lên máy POS để thanh toán đang dần phổ biến ở nhiều quốc gia.
Công nghệ thanh toán không tiếp xúc đang không ngừng chuyển dịch cách thức thanh toán tại điểm ăn uống, mua sắm, du lịch.
|
Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng để phát triển phương thức này.
Đi lên từ “rào cản”
Trở ngại lớn nhất đối với công nghệ không tiếp xúc là khó khăn trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng. Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, tại Việt Nam, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ đạo của người dân khi mua sắm trực tuyến. 80% số người được hỏi cho biết, họ sử dụng hình thức thanh toán trả tiền khi nhận hàng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, dịch vụ vẫn chưa ứng dụng công nghệ “quẹt” và “chạm” vào hoạt động thanh toán như trang bị hệ thống hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc, hay đào tạo nhân viên thu ngân tại các điểm bán để tư vấn cho người tiêu dùng.
Một thách thức khác là vấn đề bảo mật cũng đang cản trở việc thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam, bên cạnh những nguyên nhân như nhận thức về dịch vụ tài chính của dân cư và hạ tầng pháp lý chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các phương thức thanh toán kỹ thuật số tăng trưởng tích cực, thanh toán không tiếp xúc vẫn có tiềm năng lớn và là xu thế phát triển tất yếu. Xu thế này mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước.
Được công nhận là một công cụ thay thế cho tiền mặt, công nghệ thanh toán không tiếp xúc đang không ngừng chuyển dịch cách thức thanh toán tại điểm ăn uống, mua sắm, du lịch… Từ đó, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh doanh cùng những phát triển đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Về phía người tiêu dùng, công nghệ thanh toán không tiếp xúc không chỉ giúp giao dịch trở nên nhanh chóng, tiện lợi, an toàn mà còn mang lại cảm giác hiện đại, bắt kịp xu hướng phát triển toàn cầu. Với các điểm chấp nhận thanh toán, công nghệ này sẽ góp phần cải thiện doanh số, chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho việc bảo quản, luân chuyển, xử lý tiền mặt, đồng thời phát huy năng suất quầy thanh toán.
Theo nghiên cứu của Visa, trong giai đoạn từ 1/7 đến 31/5, tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch không tiếp xúc tại Việt Nam đạt 44% mỗi tháng. Tốc độ giao dịch qua thẻ Visa không tiếp xúc tăng đều 43% mỗi tháng so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện năm 2018 cũng nhận được kết quả khả quan. Hơn một nửa người Việt đã biết đến công nghệ thanh toán không tiếp xúc, 30% trong số họ từng sử dụng và hơn 2/3 sẵn sàng thử hình thức này thay thế tiền mặt trong tương lai.
Đây là những tín hiệu tích cực cho tương lai của công nghệ thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam. Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào nhận định: “Dù thanh toán kỹ thuật số còn khá mới mẻ tại Việt Nam, chúng ta vẫn có thể nhận thấy một điều rằng, người tiêu dùng đang tích cực hưởng ứng các công nghệ thanh toán mới, mở ra kỷ nguyên cho các công nghệ này nói riêng, cũng như ngành thanh toán kỹ thuật số nói chung”.
Theo Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, các công nghệ thanh toán số đang dần nhận được sự hưởng ứng của người tiêu dùng tại Việt Nam.
|
Biến thách thức thành cơ hội
Hiện nay, công nghệ thanh toán không tiếp xúc của Visa đã hiện diện tại các chuỗi siêu thị, nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim tại Việt Nam. Các đơn vị bán lẻ như Saigon Co-op, Lotte Mart, eMart, Aeon Citimart, các chuỗi rạp chiếu phim CGV, BHD và chuỗi Starbucks, The Coffee House, KFC... cũng đã triển khai toàn diện công nghệ thanh toán không tiếp xúc với các chương trình ưu đãi.
Chủ thẻ dùng thẻ thanh toán không tiếp xúc bằng cách chạm thẻ vào thiết bị đầu cuối cho phép thanh toán không tiếp xúc. Việc thanh toán được xử lý bằng công nghệ bảo mật động, như thanh toán thẻ chip và thời gian giao dịch chỉ mất vài giây.
Yếu tố bảo mật cũng là ưu tiên hàng đầu của “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ thanh toán Visa nói riêng và lĩnh vực thanh toán số nói chung. Các thẻ thanh toán không tiếp xúc của Visa đều sử dụng công nghệ bảo mật EMV và mỗi giao dịch được kèm theo một mã số sử dụng một lần nhằm bảo vệ thông tin thanh toán của chủ thẻ. Thẻ hoặc thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ phải nằm trong phạm vi cách thiết bị đọc thẻ từ 2,5 đến 5 cm để thực hiện được giao dịch.
Với sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, công nghệ thanh toán không tiếp xúc (contactless) bằng cách vẫy, chạm nhẹ lên máy POS để thanh toán đang dần phổ biến ở nhiều quốc gia.
Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng để phát triển phương thức này.
Đi lên từ “rào cản”
Trở ngại lớn nhất đối với công nghệ không tiếp xúc là khó khăn trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng. Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, tại Việt Nam, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ đạo của người dân khi mua sắm trực tuyến. 80% số người được hỏi cho biết, họ sử dụng hình thức thanh toán trả tiền khi nhận hàng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, dịch vụ vẫn chưa ứng dụng công nghệ “quẹt” và “chạm” vào hoạt động thanh toán như trang bị hệ thống hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc, hay đào tạo nhân viên thu ngân tại các điểm bán để tư vấn cho người tiêu dùng.
Một thách thức khác là vấn đề bảo mật cũng đang cản trở việc thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam, bên cạnh những nguyên nhân như nhận thức về dịch vụ tài chính của dân cư và hạ tầng pháp lý chưa hoàn thiện.
Công nghệ thanh toán không tiếp xúc đang không ngừng chuyển dịch cách thức thanh toán tại điểm ăn uống, mua sắm, du lịch.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các phương thức thanh toán kỹ thuật số tăng trưởng tích cực, thanh toán không tiếp xúc vẫn có tiềm năng lớn và là xu thế phát triển tất yếu. Xu thế này mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước.
Được công nhận là một công cụ thay thế cho tiền mặt, công nghệ thanh toán không tiếp xúc đang không ngừng chuyển dịch cách thức thanh toán tại điểm ăn uống, mua sắm, du lịch… Từ đó, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh doanh cùng những phát triển đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Về phía người tiêu dùng, công nghệ thanh toán không tiếp xúc không chỉ giúp giao dịch trở nên nhanh chóng, tiện lợi, an toàn mà còn mang lại cảm giác hiện đại, bắt kịp xu hướng phát triển toàn cầu. Với các điểm chấp nhận thanh toán, công nghệ này sẽ góp phần cải thiện doanh số, chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho việc bảo quản, luân chuyển, xử lý tiền mặt, đồng thời phát huy năng suất quầy thanh toán.
Theo nghiên cứu của Visa, trong giai đoạn từ 1/7 đến 31/5, tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch không tiếp xúc tại Việt Nam đạt 44% mỗi tháng. Tốc độ giao dịch qua thẻ Visa không tiếp xúc tăng đều 43% mỗi tháng so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện năm 2018 cũng nhận được kết quả khả quan. Hơn một nửa người Việt đã biết đến công nghệ thanh toán không tiếp xúc, 30% trong số họ từng sử dụng và hơn 2/3 sẵn sàng thử hình thức này thay thế tiền mặt trong tương lai.
Các thẻ thanh toán không tiếp xúc của Visa đều sử dụng công nghệ bảo mật hiện đại.
|
Theo Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, các công nghệ thanh toán số đang dần nhận được sự hưởng ứng của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Đây là những tín hiệu tích cực cho tương lai của công nghệ thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam. Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào nhận định: “Dù thanh toán kỹ thuật số còn khá mới mẻ tại Việt Nam, chúng ta vẫn có thể nhận thấy một điều rằng, người tiêu dùng đang tích cực hưởng ứng các công nghệ thanh toán mới, mở ra kỷ nguyên cho các công nghệ này nói riêng, cũng như ngành thanh toán kỹ thuật số nói chung”.
Biến thách thức thành cơ hội
Hiện nay, công nghệ thanh toán không tiếp xúc của Visa đã hiện diện tại các chuỗi siêu thị, nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim tại Việt Nam. Các đơn vị bán lẻ như Saigon Co-op, Lotte Mart, eMart, Aeon Citimart, các chuỗi rạp chiếu phim CGV, BHD và chuỗi Starbucks, The Coffee House, KFC... cũng đã triển khai toàn diện công nghệ thanh toán không tiếp xúc với các chương trình ưu đãi.
Chủ thẻ dùng thẻ thanh toán không tiếp xúc bằng cách chạm thẻ vào thiết bị đầu cuối cho phép thanh toán không tiếp xúc. Việc thanh toán được xử lý bằng công nghệ bảo mật động, như thanh toán thẻ chip và thời gian giao dịch chỉ mất vài giây.
Yếu tố bảo mật cũng là ưu tiên hàng đầu của “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ thanh toán Visa nói riêng và lĩnh vực thanh toán số nói chung. Các thẻ thanh toán không tiếp xúc của Visa đều sử dụng công nghệ bảo mật EMV và mỗi giao dịch được kèm theo một mã số sử dụng một lần nhằm bảo vệ thông tin thanh toán của chủ thẻ. Thẻ hoặc thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ phải nằm trong phạm vi cách thiết bị đọc thẻ từ 2,5 đến 5 cm để thực hiện được giao dịch.
Hiện nay, các ngân hàng phát hành thẻ làm việc với các điểm chấp nhận thanh toán để nâng cấp thiết bị POS tại đây. Một số đơn vị bán lẻ và điểm chấp nhận thanh toán đã liên kết với các ngân hàng lớn phát hành thẻ đồng thương hiệu, tổ chức các chương trình đặc biệt như khuyến mãi, giảm giá, tặng điểm, tặng quà, hoàn tiền cho khách hàng sử dụng thẻ thanh toán không tiếp xúc của Visa.
Là công ty công nghệ thanh toán toàn cầu, Visa đã và đang nỗ lực hỗ trợ Chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam. Đồng thời, công ty cũng đang mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ để đem lại nhiều tiện ích và trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh công nghệ thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam, ngoài sự nỗ lực của các tổ chức tài chính, cần có sự chung tay từ nhiều phía khác như cơ quan Nhà nước, người tiêu dùng và đơn vị kinh doanh để biến thách thức thành cơ hội.
Cụ thể, các cơ quan chức năng phải tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ, phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử, phát triển thanh toán không tiền mặt tại khu vực nông thôn. Các đơn vị kinh doanh mạnh dạn đầu tư thiết bị đầu cuối thanh toán để cho phép khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần thay đổi thói quen và bắt đầu đón nhận hình thức thành toán mới này vì tính tiện lợi và sự an toàn.
Giang Tiểu San
Zing.vn
|