Thứ Sáu, 25/10/2019 08:47

Rộ lên nhiều chiêu lừa đảo sinh viên ở TP.HCM

Dụ dỗ rửa tiền, vay tiền qua app, bán hàng đa cấp... là những chiêu trò lừa đảo sinh viên hiện nay, công an cho biết đã có nhiều trường hợp sinh viên 'sập bẫy'.

Rộ lên nhiều chiêu lừa đảo sinh viên ở <span>TP.HCM</span> - Ảnh 1.
Các app cho vay nở rộ, lừa đảo rất nhiều khách hàng, trong đó có không ít sinh viên - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Đại diện Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết theo thông tin từ Công an quận Thủ Đức (TP.HCM), hiện nay đang có một số cá nhân và nhóm người chuyên lừa đảo sinh viên bằng nhiều hình thức, chiếm đoạt số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Không chỉ ở trường này, hiện có nhiều trường ĐH, CĐ khác như Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường CĐ Quốc tế TP.HCM cũng cho biết có nhiều trường hợp sinh viên bị lôi kéo, dụ dỗ...

Một trong các chiêu lừa đảo sinh viên mà các đối tượng thực hiện là tự xưng một tổ chức nào đó, nhờ sinh viên mở nhiều tài khoản ngân hàng (7-8 ngân hàng khác nhau), sau đó đề nghị sinh viên chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với số tiền lớn, khoảng từ 100 triệu đồng thì sinh viên sẽ được trả 1 triệu đồng.

Đây là một dạng rửa tiền và đã có một số sinh viên bị mắc lừa. Những sinh viên này có thể bị ngân hàng đưa vào "black list" (danh sách đen) và gặp rắc rối với công an.

Một hình thức nữa là cho vay tiền qua app. Do vay không cần thế chấp nên lãi suất cực cao, nếu người vay không kịp trả, tiền vay và tiền lãi tăng rất cao theo ngày, dẫn đến nạn nhân không đủ khả năng chi trả.

Để đòi nợ, các đối tượng cho vay khủng bố nạn nhân qua điện thoại, gọi điện cho người thân của nạn nhân để đòi nợ, đến tận nơi làm việc, học tập tạo áp lực, thậm chí đe dọa vũ lực… Rất nhiều sinh viên và công nhân là nạn nhân của hình thức cho vay này.

Ngoài ra còn có trường hợp sinh viên nghi bị dụ bỏ học đi bán hàng đa cấp. Vừa qua Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phát hiện nhiều trường hợp nói dối bố mẹ rằng mình được học bổng du học và xin gia đình hơn 400 triệu để làm hồ sơ đi học nước ngoài. 

Sinh viên sau đó ôm tiền "biến mất", gia đình liên lạc không được. Khi gia đình nhờ nhà trường tìm kiếm giúp, sinh viên liên hệ qua Zalo với gia đình, dọa bỏ nhà đi hoặc nói mình sẽ bị các đối tượng khác xử lý khiến gia đình hoang mang không dám báo công an...

"Sinh viên của trường, nếu có khó khăn về tài chính có thể liên hệ các đơn vị trong trường để xin hỗ trợ, cần hạn chế tiếp cận các đối tượng xấu ngoài xã hội, làm các việc vi phạm pháp luật", TS Trần Thanh Thưởng - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên nhà trường, khuyến cáo.

TRẦN HUỲNH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Phi vụ thâu tóm 145 ha “đất vàng” ở Bình Dương: Chiêu trò lấy đất (25/10/2019)

>   Doanh nghiệp "méo mặt" vì phí tham quan vịnh Hạ Long dự kiến tăng "sốc" tới 60% (25/10/2019)

>   Nhiều dự án ngành Công Thương vẫn ngập trong nợ (24/10/2019)

>   Nhiều chuyên gia đề nghị bổ sung 2 ngày nghỉ lễ (24/10/2019)

>   Thêm Cánh Diều, thị trường hàng không Việt Nam ngày càng tự do hóa với nhiều tân binh (24/10/2019)

>   Món Huế bị phong tỏa tài sản (24/10/2019)

>   Tổng cục Hải quan: Asanzo có dấu hiệu vi phạm về nhãn hiệu và trốn thuế (24/10/2019)

>   Bộ GTVT đánh giá gì về dự án hãng hàng không Cánh Diều (24/10/2019)

>   Nhà đầu tư chuỗi Món Huế bất ngờ khởi kiện nhà sáng lập Huy Nhật (24/10/2019)

>   Gia hạn thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu thêm 5 năm (24/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật