Thứ Năm, 17/10/2019 14:03

Kiên trì kiến nghị dùng ngân sách tăng vốn cho ngân hàng

Kỳ họp giữa năm của Quốc hội đã kiến nghị, nay Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên trì nêu lại việc cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Kiên trì kiến nghị dùng ngân sách tăng vốn cho ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiến nghị cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn.

Tại đây, ông Hưng cho biết, đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 591,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2018 và tăng 15,5% so với cuối năm 2017. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 856,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3% so với cuối năm 2018 và 29,7% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 11,9%.

Đến cuối tháng 8/2019, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 11,81 triệu tỷ đồng tăng 6,7% so với năm 2018 và tăng 18,8% so với cuối năm 2017.

Theo Thống đốc, các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ việc triển khai giải pháp cơ cấu lại của các ngân hàng thương mại nhà nước, kịp thời yêu cầu rà soát, điều chỉnh phương án phù hợp với thực tiễn hoạt động để khắc phục các tồn tại, yếu kém.

Đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của 4 ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) đạt 139 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018. Tổng tài sản đạt 5.081 nghìn tỷ đồng, tăng 5,29% so với cuối năm 2018, chiếm 43,01% toàn hệ thống; cho vay thị trường 1 đạt 3.652 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,9% toàn hệ thống.

Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ của các ngân hàng này chậm tăng trưởng, đặc biệt là đối với Agribank và Vietinbank, Thống đốc nêu khó khăn.

Báo cáo của Thống đốc cũng cho biết, để tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm thực hiện đúng các quy định về tỷ lệ an toàn, đáp ứng mức đủ vốn theo chuẩn mực vốn Basel II (phương pháp tiêu chuẩn), Ngân hàng Nhà nước đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính xử lý vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung chỉ đạo Agribank và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về các quy định pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Agribank và đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo, đề xuất việc xử lý tài chính đặc thù liên quan đến cổ phần hóa Agribank.

Thống đốc nhìn nhận, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nhà nước nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của các ngân hàng này trên thị trường tài chính tiền tệ thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các ngân hàng thương mại nhà nước là khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II trong khi nguồn lực Nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các ngân hàng này cũng hết sức hạn chế.

Nhằm tạo điều kiện triển khai có hiệu quả nghị quyết 42 và Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất  Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa Nghị quyết số 25/2016/QH14, Nghị quyết số 26/2016/QH14, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 hoặc ban hành một Nghị quyết mới theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc).

Sở dĩ có kiến nghị này là vì, khoản 7 điều 4 Nghị Quyết 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 quy định không sử dụng ngân sách nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng. Khoản 2 điều 1 Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 không có danh mục kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thuơng mại nhà nước.

Giữa năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý các vướng mắc của nghị định số 32/2018 NĐ-CP, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tham mưu Thủ tướng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi hoặc ban hành mới một nghị quyết của Quốc hội theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại (ngoại trừ các ngân hàng thương mại mua bắt buộc).

Trước đó, tại một số hội nghị, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng kiến nghị bố trí ngân sách để tăng vốn cho nhóm các ngân hàng thương mại lớn.

Nguyên Vũ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Saigonbank: Lãi trước thuế 9 tháng tăng 81% nhờ giảm mạnh trích lập dự phòng (17/10/2019)

>   Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực (17/10/2019)

>   LienVietPostBank: Lãi trước thuế lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 1,636 tỷ đồng, hoàn thành 86% kế hoạch năm 2019 (16/10/2019)

>   VDB lỗ lớn, ngân sách phải cấp bù chênh lệch lãi suất rất lớn (16/10/2019)

>   Cựu giám đốc GPBank bị cáo buộc chiếm đoạt 10,5 tỷ (16/10/2019)

>   Thẻ tín dụng bằng vàng (16/10/2019)

>   VIB: Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định trong quý 3/2019 (15/10/2019)

>   Tăng 44% mỗi tháng, thanh toán không tiếp xúc trở thành xu hướng (15/10/2019)

>   Đại gia Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 1.338 tỉ đồng như thế nào? (15/10/2019)

>   2 năm triển khai Nghị quyết 42: Mỗi tháng xử lý được 9,600 tỷ đồng nợ xấu (15/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật