Thứ Tư, 23/10/2019 14:06

Giảm 75% trích lập dự phòng, ACB báo lãi trước thuế tăng 16% trong 9 tháng đầu năm

Trong 9 tháng đầu năm 2019, với việc giảm 75% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) ghi nhận lãi trước thuế đạt hơn 5,561 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm còn 0.67%.

9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của ACB đạt gần 8,783 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 31%, đạt gần 1,411 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ACB ghi nhận hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh có lãi gần 74 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 47 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi giảm mạnh 98%, còn gần 4 tỷ đồng. Đồng thời lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 5% và lãi từ hoạt động khác giảm 22% so với cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 291 tỷ đồng và hơn 697 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động của ACB trong 9 tháng đầu năm tăng 26%, chiếm gần 5,565 tỷ đồng.

Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB chỉ tăng nhẹ 5%, đạt gần 5,723 tỷ đồng.

Trong kỳ, ACB giảm 75% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn gần 162 tỷ đồng. Do vậy, tổng lợi nhuận trước và sau thuế của ACB tăng lần lượt 16% và 18% so với cùng kỳ, đạt hơn 5,561 tỷ đồng và gần 4,448 tỷ đồng.

So với chỉ tiêu lãi trước thuế 7,279 tỷ đồng đề ra trong năm 2019, ACB thực hiện được 76.4% kế hoạch.

Tính riêng quý 3/2019, ACB ghi nhận lãi trước và sau thuế tăng 19% và 18% so với cùng kỳ, lần lượt đạt gần 1,939 tỷ đồng và hơn 1,549 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/09/2019, tổng tài sản của ACB đạt hơn 358,175 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Chủ yếu là do cho vay khách hàng tăng 11% so với đầu năm với khoản dự phòng cho vay khách hàng tăng 6%, chiếm hơn 2,709 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản lãi, phí phải thu giảm 12%, về hơn 3,043 tỷ đồng.

Về các nguồn vốn huy động, ACB ghi nhận tiền gửi của khách hàng đạt hơn 298,007 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, trong khi tiền gửi và vay của các TCTD khác giảm 58%, xuống còn hơn 8,628 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá (chủ yếu là trái phiếu) cao gấp 2 lần so với đầu kỳ, đạt hơn 18,536 tỷ đồng.

Cuối quý 3, ACB có tổng nợ xấu tăng nhẹ 2% so với hồi đầu năm, ở mức gần 1,705 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 67%, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm 33% và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 2% và so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0.67% so với con số 0.73% hồi đầu năm.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Sếp ngân hàng làm thất thoát hơn 43 tỷ đồng (23/10/2019)

>   PVcomBank nâng cấp tính năng mới cho hệ thống máy ATM (23/10/2019)

>   Việt Nam tiếp tục trong top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới (23/10/2019)

>   Nợ xấu đã thực chất? (23/10/2019)

>   Vì sao Chính phủ siết chặt tín dụng bất động sản? (22/10/2019)

>   Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu các TCTD ở mức 11.9% (22/10/2019)

>   Đến 30/09, tổng phương tiện thanh toán tăng 8.86% so với đầu năm (22/10/2019)

>   Truy tố nguyên Trưởng ban Kiểm soát OceanBank gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng (22/10/2019)

>   Đã tiếp nhận 1.300 báo cáo giao dịch đáng ngờ (21/10/2019)

>   SeABank: Lãi trước thuế 9 tháng tăng 65%, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm còn 1.31% (21/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật