Thứ Ba, 10/09/2019 15:07

TP.HCM muốn đẩy nhanh tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Do tính chất cấp bách của dự án, UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao TP là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và kêu gọi đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh).

<span>TP.HCM</span> muốn đẩy nhanh tuyến cao tốc <span>TP.HCM</span> - Mộc Bài
Sơ đồ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Nguồn: Tổng cục Đường bộ

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT giao UBND TP thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh).

Để tạo thêm nguồn thu cho dự án, UBND TP cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi bồi thường giải phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các điểm phù hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ… Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị gần với khu vực các nút giao liên thông để khai thác các quỹ đất, tạo nguồn thu cho các địa phương.

Các tuyến cao tốc mới sẽ giúp giảm tải ùn tắc giao thông từ TP.HCM đi các tỉnh. Ảnh: Xuân Phúc.

Trước đó, UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã gửi văn bản lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT kiến nghị nội dung tương tự, đồng thời đề xuất phương án đầu tư không sử dụng vốn ODA khoảng 4.854 tỉ đồng, thay bằng nguồn vốn của nhà nước, được bố trí từ ngân sách Trung ương và ngân sách 2 tỉnh, thành.

Ông Nguyễn Tấn Tài, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tây Ninh cho biết dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài không chỉ giải quyết bài toán giao thông cho tỉnh Tây Ninh, TP.HCM mà còn tháo nút thắt giao thông cho vùng ĐBSCL và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội toàn vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Sử dụng vốn ODA vừa tạo sức ép lên trần nợ công, vừa khó khăn về thủ tục, mất quá nhiều thời gian trước khi tiếp nhận được vốn vay. Đồng thời, dự án sẽ chạy nhanh hơn nếu giao trực tiếp cho địa phương chủ động thực hiện.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) có chiều dài toàn tuyến 53,5 km, bắt đầu từ đường Vành đai 3 (TP.HCM) đi song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng, đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua QL22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc lộ (QL) 22, kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.

Tuyến cao tốc này dự kiến được đầu tư thành hai phân đoạn: TP.HCM - Trảng Bàng (dài 33 km) và Trảng Bàng - Mộc Bài (dài 20,5 km). Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là khoảng 10.700 tỉ đồng theo hình thức đối tác công - tư (PPP), trong đó, phần vốn tham gia của nhà đầu tư chiếm khoảng 51%. Trong phần vốn góp của nhà nước, Bộ GTVT đang có kế hoạch sử dụng vốn vay ODA từ phía đối tác Hàn Quốc.

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Miền Tây dự kiến có thêm cao tốc đi qua Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (09/09/2019)

>   TP HCM sắp khởi công nhiều dự án giao thông (09/09/2019)

>   BOT Thái Nguyên - Chợ Mới lại kêu cứu vì vỡ nợ (09/09/2019)

>   Bến xe miền Đông mới chưa chốt ngày khai thác vì chờ thủ tục (09/09/2019)

>   Xây dựng trái phép ở Làng đại học Đà Nẵng: Lại 'hứa hẹn' sẽ tự tháo dỡ (09/09/2019)

>   Bình Dương chính thức phê duyệt đề án thành lập Thành phố Dĩ An (09/09/2019)

>   Lo kẹt xe nếu nới công suất cảng Cát Lái (09/09/2019)

>   Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Vốn ngân sách bỏ ra 50 tỷ USD là không khả thi (09/09/2019)

>   Xin bố trí 22 tỉ đồng để chuẩn bị dự án cầu Rạch Miễu 2 (07/09/2019)

>   Hà Nội 200, Đà Nẵng 150, TP.HCM tới 10.000 cơ sở sản xuất 'đáng sợ' sát nách nhà dân (07/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật