Thứ Năm, 19/09/2019 15:32

Nhịp đập Thị trường 19/09: Leo dốc vào ngày phái sinh đáo hạn

VN-Index tái lập quá trình leo dốc suốt phiên chiều, và thành công vào đợt ATC khi “rướn” thêm được gần 2 điểm, đóng cửa tại 997.1 điểm (+0.2%). Nhóm VN30 đã kéo chỉ số chính của thị trường khi tăng tới 0.6%.

Lưu ý rằng hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F1909, và lượng OI đầu ngày còn khá lớn, hơn 13,700 hợp đồng mở. Tất nhiên không có chứng cứ để nói rằng VN-Index hay VN30-Index được kéo để phục vụ sàn phái sinh, nhưng có lẽ cũng có mối liên quan nhất định, bởi thị trường không đón nhận tin vĩ mô tích cực trong phiên chiều, cũng như cả 2 chỉ số này đều chìm trong sắc đỏ vào cuối phiên sáng.

Tương quan tăng giảm giá trong nhóm VN30 khá cân bằng, nhưng chỉ số chạy vù vù nhờ các mã vốn hóa khủng, ví dụ như MWG, FPT, VHM… hay tăng thêm vào ATC như CTG, VCBROS. GAS, VIC, VNMVJC nằm trong nhóm giảm giá, nhưng may thay không tác động mạnh như các mã trong nhóm tăng. Nếu không thì chưa biết chỉ số có hồi được hay không.

HNX-Index tăng nhẹ trong phiên chiều, so với phiên sáng. Tính cả ngày, chỉ số này đều tăng và không chịu ảnh hưởng từ HOSE. Các mã giúp sức tích cực cho HNX-Index có thể kể đến là VCS, DGC, ACB hay SHB, những cổ phiếu này đều tăng mạnh trong phiên chiều. tuy nhiên trong số largecap sàn này, cũng có mã giảm giá mạnh bất ngờ như PLC (với chỉ 1 deal duy nhất khiến giá rớt 6.2%).

Nhóm ngân hàng lấy lại vị thế nổi trội trong phiên chiều, nhất là vào đợt ATC. Thực tế trong khoảng thời gian giữa phiên sáng, nhóm ngân hàng cũng từng nổi bật với đa số mã tăng giá. Đến cuối chiều nay, cũng chỉ có 2 mã giảm giá là BIDKLB.

Dưới sự dẫn dắt từ ngân hàng và diễn biến của VN-Index, cũng có một số nhóm ngành khác cũng đảo ngược tích cực, như chứng khoán, điện… Thủy sản vẫn duy trì sắc thái tích cực từ đầu ngày cho đến khi đóng cửa. Tuy nhiên bất động sản nhà ở vẫn phân hóa, một số nhóm ngành khác vẫn chìm trong xu hướng giảm, như  cao su, sắt thép, dầu khí…

MSR giảm giá 5.2% cuối phiên chiều nay, và có vẻ như đang muốn quay lại mặt bằng giá cũ. Thật khó hiểu khi giá cổ phiếu không phản ánh bền vững được tính tích cực từ tin thắng kiện 130 triệu USD, hay thông tin mới nhất về việc mua lại nền tảng vonfram H.C.Starck.

YEG lại giảm 6.1% chiều nay, dù có thông tin 1 cổ đông lớn của họ là quỹ đầu tư mạo hiểm DFJ Vinacapital Venture Investment muốn mua thêm 910,000 cp để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 9.7%. Có lẽ trong con mắt NĐT cá nhân, việc mua thêm này tương đương với việc bình quân giá, khi mà YEG đã rớt giá quá nửa khiến quỹ thua lỗ.

Phiên sáng: Tiếp tục điều chỉnh

VN-Index sáng nay lên được hơn 995 điểm vào khoảng 9h40, nhưng từ đó trở đi chỉ số này cũng bắt đầu rơi, và đến cuối phiên sáng đã về 991.8 điểm, giảm 0.33%. Diễn biến tiêu cực phủ trên đa số nhóm ngành của sàn HOSE. Trong nhóm VN30, số mã giảm gần gấp đôi số mã tăng. Tuy vậy, vẫn chỉ có thể tạm coi VN-Index sáng nay điều chỉnh sau khi lên sát 1,000 điểm trong ngày hôm qua.

Sàn HNX có diễn biến khá trái ngược với HOSE và UPCoM, khi chỉ số này tăng hơn 1%. Nhóm Large Cap, cụ thể là các mã VCS, ACB, SHB hay DGC tăng khá hỗ trợ chỉ số. Tuy nhiên giá trị giao dịch trên HNX vẫn rất thấp.

Nhóm ngân hàng có thể coi là tích cực, cho dù về cuối phiên hơi đuối. VCB, CTG vẫn tăng suốt phiên, nhưng ACB mới là mã nổi bật nhất nhóm sáng nay.

Nhóm thủy sản vẫn giữ được sắc xanh trên đa số cổ phiếu. Tăng mạnh nhất vẫn là ICFIDI. 2 đại gia tôm MPC và cá tra VHC cũng tăng nhẹ, chỉ đáng tiếc là cổ phiếu vừa có dấu hiệu bắt đáy phục hồi là FMC thì sáng nay lại giảm 1.1%.

Ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index có lẽ là nhóm dầu khí họ PVN. GAS, PVD giảm suốt phiên, PVTDPM cũng giảm phần lớn thời gian trong phiên. Cổ phiếu được kỳ vọng nổi sóng nhất ngành là BSR (với thông tin Chính phủ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu về 0%) thì sáng nay chỉ tăng được những phút đầu.

Nhóm BĐS nhà ở phân hóa rõ nét ngay từ sớm, tuy nhiên mức độ biến động giá trên các mã “nổi tiếng” trong mấy phiên vừa qua như DIG, DXG, KDH, TDH, SCR… lại không lớn, hầu hết dưới 1%. Trong số đó, duy trì được đà tăng và chart đẹp có lẽ là TDH, DXG.

Trong nhóm xây dựng, HBC vẫn được chú ý nhiều nhất sáng nay. Thanh khoản trong phiên sáng vẫn ở mức cao, với hơn 1.5 triệu cp được khớp. Giá HBC đã tăng 1.4% lên 14,250 đ/cp, kéo dài chuỗi tăng giá kể từ 12/09 đến nay.

IDI đã được kéo lên sát trần sáng nay và lượng khớp lệnh đã gần bằng cả ngày hôm qua. Rõ ràng sức hút từ 1 cổ phiếu sắp trả cổ tức cao (tính trên thị giá) vẫn đang phản ánh vào giá. Tương tự IDI dĩ nhiên là ASM, sáng nay cũng tăng 6.3%, và là phiên thứ 4 liên tiếp tăng giá.

10h30: Ngân hàng nổi trội, HNX-Index bay một mình

Trong khi VN-Index và UPCoM-Index cùng giảm vào lúc này, thì HNX-Index bỗng dưng tăng gần 1% lên 103.2 điểm. VCS, ACB SHB và một vài Large Cap khác đã hỗ trợ mạnh cho HNX-Index sáng nay.

Sau 10h, VN-Index chính thức tụt xuống dưới tham chiếu một cách bền vững. Thực tế trước đó cũng có thời gian ngắn chỉ số này xuống dưới tham chiếu, nhưng nhanh chóng tăng lại sau đó. Chịu tác động từ VN30-Index, nhưng VN-Index giảm sâu hơn một chút do trọng số vốn hóa khác nhau ở các mã đang kéo giảm chỉ số như BVH, MSN, PLX, VCB, VHM, VIC hay VNM…

Trong nhóm ngân hàng, ACB đang nổi lên với mức tăng mạnh nhất nhóm (+2.6%). Nhiều mã ngân hàng khác đang tăng giá, trừ BID và TPB giảm giá mà thôi. Ngân hàng đang là nhóm có diễn biến tích cực tốt nhất hiện nay trên cả 3 sàn.

Số lượng mã giảm giá (16) trong nhóm VN30 đã nhiều gấp đôi số tăng giá (8), và toàn các ông lớn như MSN, VIC, VNM, GAS… may thay MWG, CTG và VCB vẫn trụ vững trên tham chiếu.

Nhóm thủy sản (bao gồm cả tôm và cá) cũng đang có diễn biến tích cực với đa số mã xanh. IDI tăng mạnh hơn so với đầu phiên, hiện đã là +6%, nhưng tăng mạnh nhất ngành này là ICF (+10%). AAM, ACL cũng tăng giá khá tốt, 2 đại gia tôm và cá là MPC và VHC cũng tăng nhẹ.

Nhóm dầu khí PVN giao dịch tiêu cực hơn so với đầu phiên, với GAS giảm giá suốt từ đó đến lúc này, cộng với nhiều mã vốn hóa lớn khác như BSR, PVD, OILPVS và PVT đã đổi màu chuyển sang đỏ, chờ POW (đang lui về tham chiếu).

FTM tuyên bố vẫn hoạt động bình thường, hàm ý ám chỉ chả liên can gì đến giá cổ phiếu. Sáng nay cổ phiếu này vẫn giảm sàn, với dư bán sàn hơn 6 triệu, có lẽ toàn hàng call. Đang có gần 200,000 lượng khớp dò đáy. Thực tế trong 5 phiên gần đây tính cả hôm nay, lượng bắt đáy tăng đáng kể so với hàng chục phiên trước đó, cho thấy ánh sáng cuối đường hầm cho những ai đang xả hàng call (hy vọng được khớp).

Mở cửa: Khó xử với tin từ Fed

VN-Index mở cửa tăng nhẹ gần 0.4 điểm mà thôi, cùng lúc đó VN30-Index giảm nhẹ chưa đến 0.1 điểm, dù vậy cũng không có gì bất ngờ. Thông tin liên quan đến Fed và diễn biến trên sàn chứng Mỹ có lẽ tác động lên chỉ số VN-Index và VN30-Index vào thời điểm này, đó là trạng thái lưỡng lự, khó đoán thị trường sẽ tăng nữa hay giảm.

Sáng nay đồng loạt các trang web tài chính chứng khoán Việt Nam đăng thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất lần thứ hai trong năm 2019, đúng như dự đoán trước đó. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chứng khoán Mỹ gần như đi ngang sau khi Fed ra tin, bởi vì Fed cũng cho thấy sự bất đồng lớn về khả năng hạ lãi suất trong lần tới.

Nhóm VN30 mở cửa đa số trong sắc vàng, tức đứng yên. Chỉ chưa đầy 10 mã tăng giá, và giảm giá cũng thế. Trong nhóm tăng giá ngay từ ATO, có CTG, FPT, MWG, VIC và VCB… nhưng ở chiều kia cũng có đại gia như GAS, SAB. Nhìn chung mức tăng hay giảm giá đều yếu và chưa thể dự đoán điều gì tiếp theo.

Sáng nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất lần thứ hai trong năm 2019, đúng như dự đoán trước đó. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chứng khoán Mỹ gần như đi ngang sau khi Fed ra tin, bởi vì Fed cũng cho thấy sự bất đồng lớn về khả năng hạ lãi suất trong lần tới.

Giá dầu Brent đã quay trở lại gần 64 USD/thùng sau khi đạt gần 72 USD/thùng trước đó 3 ngày, như vậy là chỉ còn hơn khoảng 3 USD so với thời điểm ngay trước khi cháy mỏ dầu ở Arab Saudi. GAS sáng nay mở cửa giảm giá 1,000 đ/cp sau khi bất ngờ giảm đến 2.8% chiều qua. Nhóm dầu khí họ PVN cũng đang phân hóa, với nhiều đại gia mang sắc đỏ như OIL, BSR hay PVD, trong khi PVS, POW hay PVT lại có sắc xanh.

Nhóm ngân hàng phân hóa nhẹ, nhưng có vẻ tích cực, với VCB dẫn đầu. Sáng nay các đại gia có vốn Nhà nước như CTG, MBB và BID mở cửa cũng tăng giá nhẹ, nhưng diễn biến 2 bên lệnh đặt ở một số mã có vẻ nghiêng về chiều bán.

2 trong 3 đại gia hàng không là ACVHVN sáng nay vẫn tăng giá, còn VJC đứng yên dù có tin Vinacap thoái vốn xong. ACV có vẻ đang leo dốc không nghỉ sau khi trượt dài về 67,000 đ/cp đầu tháng 9 này. HVN cũng đang leo dốc, nhưng có vẻ khó nhọc hơn so với ACV. Riêng VJC thì có diễn biến giá tích cực hơn rất nhiều cho đến hôm qua, ngay trước khi ra tin. Dù sao việc thoái vốn này có lẽ cũng không phải là tin xấu cho VJC.

Tin cổ tức tung ra, nhưng ASM và IDI vẫn tăng giá hơn 4-5% sáng nay. Có lẽ thị giá quá thấp là yếu tố hấp dẫn cho 2 cổ phiếu cùng gia đình này.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 19/09/2019: Giao dịch sôi động (18/09/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 19/09/2019: Chuyển hướng sang kỳ hạn tháng 10/2019 (18/09/2019)

>   Vietstock Daily 19/09: Xu hướng chưa rõ ràng (18/09/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 18/09: Kết phiên trong sự trái chiều (18/09/2019)

>   Thị trường chứng quyền 18/09/2019: CVNM1901 có sự bứt phá (17/09/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 18/09/2019: Đóng vị thế Long khi có tín hiệu đảo chiều (17/09/2019)

>   Vietstock Daily 18/09: Bứt phá mạnh mẽ (17/09/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 17/09: GAS tăng mạnh, VN-Index tiến gần mốc 1,000 điểm (17/09/2019)

>   Thị trường chứng quyền 17/09/2019: Khối ngoại bán ròng mạnh (16/09/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 17/09/2019: Tiếp tục giằng co (16/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật