Thứ Bảy, 07/09/2019 15:40

Lo 400 xe buýt vào “ngõ cụt”,TP.HCM khẩn thiết xin không tăng giá...

Ngày 7/9, UBND TP.HCM vừa có kiến nghị “khẩn” gửi Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, xin không áp dụng công thức mới để tính giá bán khí CNG cho xe buýt. Bởi, với giá bán mới tăng hơn giá cũ 13,6% sẽ đẩy 400 xe buýt vào “ngõ cụt”, không khuyến khích doanh nghiệp vận tải đầu tư xe dùng khí CNG…

Tại văn bản số 3568/UBND-ĐT do UBND TP.HCM ban hành, gửi Tập đoàn dầi khí quốc gia Việt Nam; UBND TP.HCM cho rằng: Liên danh Công ty cổ phần  kinh doanh khí Miền Nam - Công ty PV Gas South (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), là đơn vị duy nhất cung cấp khí CNG (khí nén thiên nhiên) cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP.HCM.

Công ty PV Gas South đã ổn định giá bán khí CNG từ năm 2017, với công thức tính giá cụ thể. Và căn cứ vào đó, UBND TP.HCM đã ban hành “Bộ định mức kinh tế kỹ thuật” (có hiệu lực từ 1.1.2019) và đang thực hiện thủ tục để công bố “Bộ đơn giá vận tải hành khách bằng xe buýt” trong tháng 9/2019.

Nhưng gần đây, Công ty PV Gas South đã đề nghị thay đổi công thức tính giá bán khí CNG kể từ năm 2019; dẫn tới giá bán mới sẽ cao hơn giá bán cũ 13,6%. Việc tăng giá này sẽ tác động không nhỏ đến chủ trương, và đặc biệt là khả năng cân đối ngân sách trợ giá của TP.HCM, nhằm thúc đẩy đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu là khí CNG thân thiện môi trường.

Lo 400 xe buýt vào “ngõ cụt”,<span>TP.HCM</span> khẩn thiết xin không tăng giá khí CNG hình ảnh 1

 Lo 400 xe buýt lâm cửa tử, TP.HCM khẩn thiết xin hạ giá bán khí CNG. Ảnh: H.H

Mặt khác, khí CNG là khí thân thiện môi trường; nhưng giá bán theo công thức mới lại không được loại trừ thuế bảo vệ môi trường. Điều này dẫn tới xe chạy khí CNG đáng lẽ thấp, lại cao hơn sử dụng nhiên liệu diesel. Việc này, về lâu dài sẽ không khuyến khích được doanh nghiệp vận tải chuyển đổi, đầu tư xe buýt dùng khí CNG.

Trong khi đó, trên địa bàn TP.HCM, trong tổng số hơn 2.000 xe buýt đang vận hành, có khoảng 400 xe buýt sử dụng khí CNG. TP.HCM đang nỗ lực đến năm 2020, sẽ nâng số xe buýt sử dụng khí CNG lên 800 xe, như kế hoạch đã đặt ra.

Song, với việc giá bán mới CNG tăng 13,6%, thì việc nâng từ 400 lên 800 xe buýt chạy khí CNG chắc chắn là điều không thể. Tệ hơn, 400 xe buýt chạy khí CNG hiện nay cũng đứng trước nguy cơ lâm vào… cửa tử.

Ngày 2/7 vừa qua, UBND TP.HCM đã có kiến nghị số 2650/UBND-ĐT, nêu vấn đề trên với Bộ Tài chính và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Vì vậy trong thời gian chờ đợi cơ quan trên xem xét, UBND TP.HCM khẩn thiết đề nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chỉ đạo đơn vị trực thuộc không thay đổi công thức tính giá bán khí CNG.

Cao Hùng

Dân Việt

Các tin tức khác

>   Tài xế GrabBike kiến nghị doanh thu trên 150 triệu đồng mới nộp thuế (07/09/2019)

>   Hà Nội 200, Đà Nẵng 150, TP.HCM tới 10.000 cơ sở sản xuất 'đáng sợ' sát nách nhà dân (07/09/2019)

>   Công khai để bớt tiêu cực, tham nhũng (07/09/2019)

>   Ra sức thâu tóm, cuộc đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ sắp có hồi kết? (07/09/2019)

>   Bộ Công Thương điều tra việc bán phá giá thép cán nguội từ Trung Quốc (07/09/2019)

>   Bùng nổ xu hướng du lịch cá nhân (07/09/2019)

>   Đàm phán bế tắc, Vinachem tính kiện tổng thầu Trung Quốc (06/09/2019)

>   Cảnh báo 13 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra lẩn tránh thuế (06/09/2019)

>   Luật "đá" nhau, doanh nghiệp khổ (06/09/2019)

>   Nhà máy cố thủ trên đất vàng: Lo câu chuyện nhà máy di dời, cao ốc mọc lên (06/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật