Thị trường chứng khoán phái sinh sôi động sau 2 năm hoạt động Ngày 10/8/2019 TTCK (TTCK) phái sinh vừa tròn 2 năm chính thức đi vào hoạt
động. Việc đưa TTCK phái sinh đi vào hoạt động là chủ trương, định hướng đúng,
phù hợp với xu thế phát triển của
TTCK Việt Nam. Sau 2 năm hoạt động, TTCK phái sinh đã được công chúng đầu tư đón nhận và có bước phát triển ấn tượng. Thị trường đã thể hiện tốt vai trò là công cụ phòng ngừa rủi
ro, góp phần tích cực vào việc giữ chân dòng vốn trên thị trường cơ sở, đồng thời
thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Bảng 1: Bảng tổng hợp giao dịch HĐTL
VN30 2017-2019
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn
vị
|
Năm
2017 (từ tháng 8-12)
|
Năm
2018
|
7 tháng đầu năm 2019
|
1
|
Tổng KLGD
|
hợp đồng
|
1.106.353
|
19.697.764
|
15.245.004
|
2
|
KLGD bình quân/phiên
|
hợp đồng
|
10.954
|
78.791
|
104.284
|
3
|
Khối lượng OI (cuối kỳ)
|
hợp đồng
|
8.077
|
21.653
|
21.653
|
Thị trường phái sinh đã có bước tăng trưởng rất tốt và ổn định. Giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động, đặc biệt tăng
mạnh khi thị trường cơ sở có biến động mạnh. Trong 2 năm qua đã có hơn 36 triệu
hợp đồng được giao dịch. 7 tháng
đầu năm 2019. khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 bình
quân/phiên đạt xấp xỉ 100 nghìn hợp đồng/phiên, tăng gấp 1.27 lần so với năm 2018
và gấp gần 10 lần so với năm 2017, Nếu so sánh với giao dịch của sản phẩm tương
tự là sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số SET50 trên thị trường phái sinh
Thái Lan (vốn là thị trường phát triển trong khu vực với 13 năm tuổi) thì mức
giao dịch này tương đương khoảng 70% so với giao dịch bình quân của hợp đồng
tương lai trên chỉ số SET50.
TTCK phái sinh đã chứng tỏ vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn
định tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh, là một
công cụ phòng ngừa rủi ro đối với danh mục chứng khoán cơ sở và là giải pháp hữu
hiệu để giữ chân nhà đầu tư, tránh tình trạng họ tháo chạy khỏi TTCK khi thị
trường cơ sở sụt giảm.
Khối lượng hợp đồng mở đã tăng 2.7 lần từ 8,077 hợp đồng cuối năm 2017 lên 20,494
hợp đồng ngày 31/7/2019. Trong các giai đoạn thị trường cơ sở giảm mạnh như
trong các tháng 5-6/2018 và tháng 5-6/2019, giao dịch trên TTCK phái sinh đã
tăng mạnh so với tháng trước đó, đặc biệt khối lượng hợp đồng mở (OI) toàn thị
trường có sự gia tăng đột biến so với các tháng trước đó, ví dụ phiên giao dịch
ngày 23/5/2019 khối lượng OI đã ghi nhận mức kỷ lục kể từ thời điểm ra mắt, đạt
39,854 hợp đồng (gấp 1.85 lần so với cuối năm 2018 và gần 5 lần so với cuối năm
2017).
Theo lộ trình phát triển sản phẩm từ thấp đến cao, ngày 4/7 vừa qua, Sở
GDCK Hà Nội đã chính thức ra mắt sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
(TPCP) nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thêm một lựa chọn đầu tư và công cụ phòng
ngừa rủi ro hữu hiệu trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức.
Như vậy, đến nay TTCK phái sinh đã có 7 mã sản phẩm hợp đồng tương lai theo thông lệ quốc tế trong đó 4 mã sản
phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ
phiếu VN30 gồm các mã hợp đồng có
tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, và 2 tháng
cuối 2 quý tiếp theo và 3 mã hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm có tháng đáo hạn là 3 tháng cuối 3 quý gần nhất. Sau hơn 1 tháng ra mắt, hợp đồng tương lai TPCP cũng đã
được nhà đầu tư quan tâm đón nhận và hơn 100 hợp đồng đã được giao dịch, khối lượng OI cuối tháng 7/2019 là 55
hợp đồng. Sự tăng trưởng mạnh của TTCK phái sinh, đặc biệt là hợp đồng tương lai VN30 đã thu hút nhiều sự quan tâm của các tổ
chức nước ngoài. Đặc biệt là các quỹ đầu tư mô phỏng chỉ số VN30 đã thu hút nhiều
dòng vốn nước ngoài. Gần đây, đáng chú ý, Sở GDCK Singapore đã kết nối và thể
hiện mong muốn hợp tác trong phát triển sản phẩm phái sinh trên cổ phiếu Việt
Nam, niêm yết trên Sở GDCK Singapore để phục vụ nhu cầu đầu tư và phòng vệ rủi
ro của các nhà đầu tư nước ngoài.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn liên tục gia tăng hàng tháng. Đến
cuối tháng 7/2019, đã có 78,445 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng gần
gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ thống thành viên giao dịch và bù trừ của TTCK phái
sinh đến nay đã có 14 CTCK.
Giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong
nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn mặc dù có giảm dần,
chiếm 91,15% khối lượng giao dịch toàn thị
trường (so với mức 99.1% tại thời điểm cuối năm 2018). Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm tự
doanh) vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giao dịch của nhà đầu tư trong nước,
đạt 1.54%. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên nhưng cũng vẫn chiếm
tỉ trọng rất nhỏ 0.58% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Đối với sản
phẩm hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm,
các giao dịch đều được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức là các ngân hàng,
giao dịch tự doanh của các CTCK chỉ chiếm 10% khối lượng giao dịch.
Trong năm 2019. Sở GDCK Hà Nội tiếp tục nghiên cứu xây dựng hợp đồng tương
lai trên chỉ số VNX200 và trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu
các sản phẩm phái sinh mới là hợp đồng quyền chọn trên chỉ số cổ phiếu, hợp đồng
tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ (SSF), và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn
lẻ (SSO). Đồng thời, Sở GDCK Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng
khung pháp lý cho các sản phẩm mới để chuẩn bị cho việc ra mắt các sản phẩm mới,
có thể áp dụng từ sau năm 2020 nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường,
đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và theo đúng chủ trương, định hướng của Chính
phủ.
Bên cạnh việc phát triển các
sản phẩm phái sinh mới, Sở cũng sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý
thị trường và các tổ chức vận hành thị trường có liên quan để không ngừng (i) cải
thiện hoạt động giám sát trên thị trường, (ii) duy trì hệ thống giao dịch hiệu
quả, thông suốt, (iii) duy trì kết nối với các thành viên thị trường và nhà đầu
tư để kịp thời đáp ứng các nhu cầu phát sinh trên thị trường. HNX
|