Thứ Năm, 15/08/2019 10:40

Taxi truyền thống muốn chuyển sang mô hình giống taxi công nghệ

Hiệp hội taxi Hà Nội đề nghị cho taxi được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử (xe công nghệ) để được hưởng các ưu đãi đặc biệt.

Taxi truyền thống muốn chuyển sang mô hình giống taxi công nghệ
Ảnh: Ngọc Dương

Hiệp hội taxi Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ Lao động, thương binh và xã hội, UBND TP.Hà Nội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng cục Thuế… đề nghị cho taxi được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử (taxi công nghệ) để được hưởng các ưu đãi đặc biệt đối với loại hình kinh doanh vận tải này.

Cụ thể, Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết theo dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86, ô tô dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm công nghệ như Grab, Uber… được xếp vào hình thức xe hợp đồng điện tử và được hưởng nhiều ưu đãi mà taxi không có được như được lưu thông vào các tuyến đường cấm taxi vào giờ cao điểm...

Trong đó nổi bật nhất và dễ nhận thấy nhất đó là các ưu đãi về thuế. Cụ thể, Grab và hộ kinh doanh cá thể đều được áp dụng hình thức thuế khoán về chính sách thuế theo văn bản do Tổng cục Thuế ban hành năm 2017, trong khi taxi nộp thuế theo hình thức kê khai.

Từ những khác biệt rõ rệt giữa 2 hình thức kinh doanh vận tải, Hiệp hội taxi Hà Nội đề xuất các cơ quan quản lý hướng dẫn các bước, thủ tục để chuyển đổi hình thức kinh doanh từ kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi sang kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử bằng ô tô dưới 9 chỗ.

Liên quan đến đề xuất này, phía Công ty Grab bày tỏ hoan nghênh, đánh giá việc chuyển đổi mô hình sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa quyền lợi cơ bản của mình, đem lại nhiều lợi ích tích cực cho toàn ngành dịch vụ vận tải nói riêng, người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Đại diện Grab cho rằng Quyết định 24 của Bộ GTVT về thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (gọi tắt là Đề án 24) cho phép không chỉ các mô hình kinh doanh mới như Grab, Uber, Emddi mà cả các đơn vị vận tải truyền thống có thể triển khai hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp taxi như Vinasun, Mai Linh, Thành Công… cũng đã chủ động tham gia.

"Việc ứng dụng công nghệ trong dịch vụ vận tải hành khách sẽ mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, cũng như gia tăng hiệu suất và thu nhập của tài xế, mà còn cung cấp dịch vụ di chuyển minh bạch, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho người dùng. Đồng thời, giúp các cơ quan chức năng quản lý hiệu quả việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông" - văn bản phản hồi của Grab nêu rõ

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Rất ít dự án BOT giao thông mới được triển khai (15/08/2019)

>   Loại bỏ hàng nhập khẩu “đội lốt” hàng Việt (15/08/2019)

>   Xuất khẩu qua Alibaba & Amazon (15/08/2019)

>   Chủ tịch Quốc hội: “Sửa Bộ luật Lao động không phải để chúng tôi ở lại” (15/08/2019)

>   Khai tử cách ghi nhãn 'made in Vietnam' với hàng nội địa (15/08/2019)

>   Tiềm năng và thành tựu phát triển kinh tế miền Trung (14/08/2019)

>   Những ngành hàng nào có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2019? (15/08/2019)

>   Sản phẩm điện tử, hàng dệt may… có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm (14/08/2019)

>   Nhiều ngành hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm (14/08/2019)

>   Việt Nam chi hơn 4,3 tỷ USD nhập ôtô, linh kiện phụ tùng (14/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật