Thứ Hai, 12/08/2019 15:32

Nhịp đập Thị trường 12/08: Kết phiên với sắc xanh

Sau một phiên giằng co liên tục, các chỉ số thị trường kết phiên trong sắc xanh nhẹ. Cụ thể là chỉ số VN-Index tăng 0.1%, đạt 975.31 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.03 điểm, đạt 102.82 điểm. Khối lượng giao dịch trên cả hai sàn đạt gần 204 triệu cổ phiếu.

Độ rộng thị trường kết phiên lại nghiêng về bên bán với 288 mã tăng và 327 mã giảm. Độ rộng trong rổ VN30 khá cân bằng khi cả rổ có 14 mã tăng,12 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Lực cầu mạnh bất ngờ xuất hiện tại BID vào giai đoạn cuối phiên đã đẩy mã này tăng trở lại ở mức gần 2%, qua đó trở thành mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index, theo sau là HPG, GAS, VHM. Trong khi đó, VCB với mức giảm 1% trở thành tác nhân chính kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Bộ đôi cổ phiếu nhóm hàng không có diễn biến khá tích cực trong phiên hôm nay khi VJC bật tăng 2.1%, còn HVN tăng nhẹ gần 1%. Đà tăng hiện tại của VJC khá vững chắc và theo góc nhìn kỹ thuật thì ngưỡng kháng cự tiếp theo của VJC sẽ là vùng 136,000-139,000.

Diễn biến thị trường chứng quyền cũng rất khả quan khi chỉ có 1 chứng quyền giảm điểm là CVNM1901, khi chứng khoán cơ sở của chứng quyền là VNM lùi nhẹ dưới 1%. Ấn tượng nhất trong phiên là chứng quyền của các mã HPG, FPTMWG.

Dòng tiền vào nhóm vận tải - kho bãi đã yếu dần kể từ phiên thứ 5 tuần trước khi khối lượng hàng loạt các mã như GMD, HAH, VCS, DVP suy giảm trong phiên hôm nay. VOS hiện là điểm sáng trong nhóm này với mức tăng trần thứ 3 liên tiếp với mức thanh khoản lớn. Trong khi đó, GMD, DVP điều chỉnh nhẹ dưới 1%, còn HAH bật tăng hơn 4%.

Công nghệ thông tin là ngành nằm trong tốp 2 tăng mạnh nhất thị trường ở mức 2.02%, với sự dẫn dắt đến từ FPT (tăng 2.3%) và DGW (tăng 4%). Các mã khác thuộc ngành này như CMT, TTN, FOC bị điều chỉnh hơn 2%, còn CMG đứng giá trở lại.

Thiết bị điện là ngành tăng trưởng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.78%. Trong khi đó, sản xuất nhựa - hóa chất là ngành giảm điểm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.72%.

Khối ngoại bán ròng hơn 13 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 0.3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở chứng chỉ quỹ E1VFVN30, mã VCB và SGN trên sàn HOSE. VCS và TNG là những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h: Trở về với kịch bản giằng co?

Áp lực bán gia tăng trên nhóm Large Cap, đặc biệt là các mã trong rổ VN30 đã khiên sắc đỏ trở lại với chỉ số VN-Index.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 249 mã tăng và 325 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 khá cân bằng khi cả rổ có 12 mã tăng, 14 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Bộ ba cổ phiếu nhóm ngân hàng là VCB, CTG, BID là những nguyên nhân chính khiến VN-Index lao dốc với mức giảm từ 1% trở lên. Ở chiều tăng điểm, GAS, HPG và VJC tiếp tục là những mã đóng góp tích cực tới chỉ số này.

Sắc đỏ hiện đang đeo bám nhóm chứng khoán khi khá khó để kiếm sắc xanh trong nhóm cổ phiếu này. Các “ông lớn” như HCM, SSI, VND đều điều chỉnh, với mức lớn nhất là 1.2% đến từ HCM. Các Mid Cap khác như BVS, VCI cũng lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Sự phân hóa đang diễn ra trên nhóm bất động sản khu công nghiệp khi độ rộng của nhóm khá cân bằng. SNZSIP là những mã tăng mạnh nhất với mức hơn 6%, tuy thanh khoản của cả hai không mấy ấn tượng. Ngoài ra, các mã như KBC, ITANTC tăng hơn 2% với lực mua ròng mạnh đến từ khối ngoại.

Ở chiều ngược lại, dưới áp lực chốt lời, HPI sụt giảm gần 7%, còn BCM, TIP, LHG bị điều chỉnh ở mức nhẹ hơn gần 3%.

Công nghệ và thông tin hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.49%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.09%.

Phiên sáng: Bật tăng trở lại

Lực cầu bất ngờ được đẩy mạnh trên các Large Cap thị trường, đặc biệt là trong rổ VN30, đã giúp chỉ số VN-Index leo dốc trở lại, nhờ đó giúp chỉ số tăng 1.44 điểm, tương đương mức 0.15%, với khối lượng giao dịch đạt hơn 96 triệu cổ phiếu. Độ rộng thị trường trên sàn nghiêng về bên bán với 130 mã tăng và 141 mã giảm.

Nhóm dầu khí vẫn giữ được sự lạc quan khi sắc xanh vẫn là màu chủ đạo trong nhóm. Mã BSR hiện sánh vai với OIL khi đều tăng từ 2% trở lên, trong khi PVB, PVS, PVD nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Nhóm công nghệ hiện có sự phân hóa lớn. “Ông lớn” FPT tiếp nối sự lạc quan trong những phiên trước và tăng trưởng gần 2%, qua đó đánh dấu một cột mốc mới đối với cổ phiếu. Ngoài ra, DGW, CMG, ITD cũng xuất hiện sắc xanh tích cực hơn 1%. Trong khi đó, các mã như CMT, FOC, TTN điều chỉnh từ 1% trở lên.

Lực cầu được đẩy mạnh trên mã HPG khiến Large Cap này bật tăng gần 3%, tuy khối ngoại vẫn đang bán ròng cổ phiếu. Điều này giúp mã này cũng GAS trở thành bộ đôi có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index, qua đó đóng góp gần 1 điểm vào chỉ số. Ở chiều ngược lại, sức ép từ VNM, VCB, CTG khiến đà tăng của chỉ số bị kìm hãm.

Sự phân hóa diễn ra tại nhóm ngân hàng trong phiên sáng nay khi sắc xanh và đỏ trong nhóm khá đồng đều. Điểm sáng trong nhóm là đà tăng hơn 1% của MBBSHB, trong khi các Large Cap như VCB, CTG sụt giảm.

DXG, HAR tiếp tục là những cái tên gây chú ý trong nhóm bất động sản khi HAR tăng trần với tình trạng trắng bên bán, còn DXG tăng hơn 3% với lực cầu lớn đến từ cả khối nội và ngoại.

Trên sàn HNX, chỉ số đóng cửa tăng 0.09%, đạt mức 102.87 điểm với sự đóng góp tích cực đến từ VCS, SHB; trong khi VCGDGC là tác nhân gây nên trạng thái giằng co của chỉ số.

Vật liệu xây dựng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.25%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.21%.

Giao dịch khối ngoại trên sàn HOSE khá thấp trong phiên sáng nay khi tổng giá trị giao dịch cả mua và bán chỉ gần 550 tỷ đồng, với phần lớn nằm từ giao dịch của mã FPT. Khối này hiện mua ròng gần 4 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 4 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu ở DXG và VRE trên sàn HOSE. VCS hiện là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Dao động quanh mốc tham chiếu

Sự phân hóa trên nhóm Large Cap đã khiến các chỉ số thị trường đi vào thế giằng co quanh mốc tham chiếu.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 199 mã tăng và 235 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 8 mã tăng, 18 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Nhờ việc giữ vững mức tăng gần 1%, GAS là trụ chính củng cố cho sắc xanh của VN-Index, theo sau là VIC và HPG. Tuy nhiên, khối ngoại hiện bán ròng cả ba mã này. Ở chiều ngược lại, VCB đảo chiều giảm gần 1% và trở thành mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số.

Ba ông lớn ngành thực phẩm - đồ uống có diễn biễn khá trái chiều khi VNM và MSN lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu, còn SAB tăng 0.4%.

Diễn biến nhóm dệt may không mấy khả quan khi hàng loạt các mã hiện sắc đỏ, cụ thể là MSH, VGG, GIL, TNG. Tuy nhiên, mức giảm các mã khá thấp khi dưới 1%. Một nhóm khác cũng có diễn biến tương tự là nhóm cao su khi GVR, DPR, PHR đều sụt giảm hơn 1%.

Nhóm thép hiện có diễn biến khá tích cực khi ngoài Large Cap HPG, sắc xanh hơn 1% còn xuất hiện trên NKG, VGS, VIS, trong khi HSG đứng giá.

Dòng tiền tỏ ra thận trọng trong phiên sáng nay khi hiện tại, khối lượng giao dịch trên sàn HOSE chỉ gần 50 triệu cổ phiếu, trong khi khối lượng giao dịch thỏa thuận đã chiếm gần 18 triệu cổ phiếu. Điều này cho thấy các nhà đầu tư lớn vẫn chưa sẵn sàng giải ngân khi xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn chưa rõ ràng.

Thiết bị điện hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.94%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.9%.

Mở cửa: Tăng trong thận trọng

Các chỉ số thị trường mở phiên tăng nhẹ hàm ý sự thận trọng của nhà đầu tư trong phiên đầu của tuần giao dịch.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 186 mã tăng và 137 mã giảm điểm. Sắc xanh mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 13 mã tăng, 9 mã giảm và 8 mã đứng giá.

GAS và SAB với mức tăng gần 2% hiện là những lý do sắc xanh đầu phiên của VN-Index, theo sau là các Large Cap VIC, TCB, MBB, VJC.

Ở chiều giảm điểm, VHM và VNM là hai tác nhân chính kìm hãm đà tăng của chỉ số VN-Index.

Nhóm dầu khí mở phiên với sắc xanh là màu chủ đạo, với điểm nhấn đến từ PVB và OIL khi cả hai bứt phá hơn 2%. Các mã PVS, PVD tăng nhẹ gần 1%.

HNX-Index mở phiên tăng nhẹ 0.21% với lý do chính đến từ VCS và SHB, trong khi NTP và VCG là bộ đôi ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số.

Tiện ích hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.26%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.63%.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Tử vi và Tài chính Tuần 12/08-18/08/2019: Tuổi Dần tự tin, liều lĩnh và nhạy cảm (12/08/2019)

>   Vietstock Weekly 12-16/08/2019: Duy trì nhịp phục hồi? (11/08/2019)

>   Thị trường chứng quyền 12-16/08/2019: Diễn biến khả quan (11/08/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 12-16/08/2019: Khối ngoại mua ròng trong 5 phiên liên tiếp (11/08/2019)

>   Chứng khoán Tuần 05-09/08/2019: Khối ngoại bán ròng gần 1,000 tỷ đồng (09/08/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 09/08: Kết phiên trong sắc đỏ (09/08/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 09/08/2019: Các tín hiệu trái chiều xuất hiện (08/08/2019)

>   Thị trường chứng quyền 09/08/2019: Khối ngoại mua ròng mạnh CHPG1902 (08/08/2019)

>   Vietstock Daily 09/08: Sẽ có rung lắc mạnh? (08/08/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 08/08: Lạc quan hẳn lên (08/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật