Thứ Hai, 19/08/2019 15:09

Bị “vạ lây” từ thương chiến Mỹ-Trung, 487 doanh nghiệp bị hạ bậc tín nhiệm

Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã hạ bậc của các công ty niêm yết trên thế giới với mức độ hiếm thấy trong năm nay và từ đó thể hiện phần nào những rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu phải gánh chịu vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tính đến ngày 13/08/2019, có khoảng 487 doanh nghiệp tài chính và phi tài chính bị hạ bậc, trong khi chỉ có 60 doanh nghiệp được nâng bậc tín nhiệm, dữ liệu từ S&P Global Ratings cho thấy. Số lượng công ty bị hạ bậc tín nhiệm chưa từng vượt qua số lượng công ty được nâng bậc kể từ năm 2016.

Số lượng hạ bậc tín nhiệm ròng (sau khi trừ ra số lượng được nâng hạng) của các công ty Mỹ đang ở mức cao nhất trong 3 năm. Về Trung Quốc, khoảng cách giữa số lượng bị hạ bậc so với số lượng được nâng bậc đã chạm mức tệ nhất trong 2 năm.

Công ty Accuride Corporation của Mỹ - vốn sản xuất bánh xe và các phụ tùng xe hơi khác - cho biết cơ quan S&P đã hạ bậc tín nhiệm của họ từ mức B. Bậc xếp hạng tín nhiệm của Apex Tool Group cũng bị tác động vì sản phẩm mà công ty này mua từ Trung Quốc nằm trong diện bị đánh thuế.

Số lượng công ty bị hạ bậc tín nhiệm tập trung vào lĩnh vực như năng lượng, ô tô và dệt may – vốn là những lĩnh vực chịu rủi ro trực tiếp từ chiến tranh thương mại. S&P còn chỉ rõ rủi ro tác động đến lợi nhuận của Accuride đến từ thuế quan và căng thẳng thương mại.

Theo số liệu của Quick FactSet, trong giai đoạn tháng 4-6/2019, lãi ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên toàn thế giới giảm 4%. Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp châu Á cũng suy giảm.

Các doanh nghiệp Bắc Mỹ nhìn chung vẫn tăng trưởng, nhưng nếu loại bỏ lợi nhuận của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ, lãi ròng của các doanh nghiệp còn lại giảm 0.41%.

Các doanh nghiệp cũng tăng cường vay nợ với lãi suất thấp do chính sách tiền tệ liên tục được nới lỏng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Theo số liệu của Quick FactSet, tổng nợ có lãi suất của các doanh nghiệp niêm yết toàn cầu (loại trừ những công ty tài chính) tăng lên mức 22,100 tỷ USD vào cuối năm tài khóa 2018, cao hơn rất nhiều so với mức 12,500 tỷ USD vào cuối năm 2008. Trong khoảng thời gian này, nợ của các doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc tăng gần 5 lần lên 2,800 tỷ USD.

Qinghai Provincial Investment Group của Trung Quốc mấp mé ngưỡng vỡ nợ hồi tháng 2/2019 khi công ty này chậm thanh toán tiền lãi trái phiếu định danh bằng đồng USD. S&P đã hạ bậc tín nhiệm của doanh nghiệp này từ B+ xuống CCC+.

"Rủi ro thanh khoản của Qinghai vẫn cao dù đã trả được nợ", S&P lưu ý.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Ông Trump: CEO Apple sợ đánh mất lợi thế vào tay Samsung vì hàng rào thuế quan (19/08/2019)

>   Công ty Trung Quốc phải chuẩn bị cho chặng đường dài vì thương chiến có thể kéo dài 10 năm (19/08/2019)

>   Tỷ lệ ủng hộ Trump suy giảm (19/08/2019)

>   Mỹ phải bỏ ra bao nhiêu nếu muốn mua Greenland? (19/08/2019)

>   Ông Trump không muốn làm ăn với Huawei vì an ninh quốc gia (19/08/2019)

>   Trump chưa sẵn sàng ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc (19/08/2019)

>   Thương chiến Mỹ - Trung: Ai chịu đau tốt hơn? (18/08/2019)

>   Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam: Hiểm họa cho toàn khu vực (18/08/2019)

>   Mỹ cho Huawei thêm 3 tháng để nhập hàng từ các nhà cung ứng Mỹ (18/08/2019)

>   Các cửa hàng ở Hong Kong làm ăn thất bát vì biểu tình (17/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật