Thứ Năm, 15/08/2019 20:30

Airbus đang làm cho Boeing “dễ thở” hơn?

Hai vụ tai nạn máy bay “chết người” của Boeing 737 MAX - và các lệnh cấm bay liên tục được ban ra dành cho loại máy bay này sau đó - là tâm điểm chú ý trong thế giới hàng không suốt năm qua. Thật vậy, Boeing đã phải chịu tổn thất lớn về danh tiếng và hiệu suất tài chính.

Tuy nhiên, Airbus hầu như không thể tận dụng được tai họa của Boeing. Đó là vì hiệu suất hoạt động của nhà sản xuất máy bay châu Âu này tiếp tục tệ hại trong năm 2019. Airbus đang không đạt được mục tiêu giao hàng. Lợi nhuận và dòng tiền của họ phải chịu áp lực, còn khách hàng thì đang tỏ ra chán ngấy.

Airbus tiếp tục đạt hiệu suất dưới mức trung bình trong năm 2019

Tuần trước, Airbus báo cáo kết quả tài chính nửa đầu năm 2019 và những con số đó không mấy khả quan. Ở mặt tích cực hơn, công ty này đã công bố lợi nhuận hoạt động được điều chỉnh là 2.5 tỷ Euro (2.8 tỷ USD) trong nửa đầu năm, hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước. Điều này khá tốt so với khoản lỗ hoạt động 1.8 tỷ USD của Boeing trong cùng kỳ.

Tuy vậy, trong quý trước, Boeing bị mất khoản phí trị giá 5.6 tỷ USD liên quan đến việc bồi thường dành cho các hãng hàng không có máy bay phản lực 737 MAX bị cấm bay. Nếu không có khoản phí đó, Boeing đã công bố lợi nhuận hoạt động khoảng 3.8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay - nghĩa là những kết quả trên của Airbus có thể bị “lu mờ” - dù Boeing không cung cấp sản phẩm phổ biến nhất của họ trong phần lớn quãng thời gian đó.

Ngoài ra, Airbus đã “đốt” 4 tỷ Euro (4.5 tỷ USD) tiền mặt trong nửa đầu năm 2019 do hệ thống sản xuất không hiệu quả. Trong cùng khoảng thời gian này, Boeing tạo ra được 1.3 tỷ USD tiền mặt, bất chấp trở ngại khổng lồ từ việc không thể giao dòng máy bay phản lực 737 MAX mà họ chế tạo từ tháng 3 đến nay.

Tất cả đều do những vấn đề ở khâu sản xuất

Không khó để chẩn đoán nguyên nhân Airbus chỉ đạt lợi nhuận dưới mức trung bình và có dòng tiền tệ hại. Công ty này thường xuyên phải “vật lộn” để đáp ứng các cam kết sản xuất của họ.

Airbus đã giao 389 máy bay thương mại trong nửa đầu năm 2019. Họ sẽ phải giao khoảng 500 máy bay trong nửa cuối năm nay để đạt mục tiêu cả năm từ 880-890 chiếc. Đây là điều có thể đạt được; gần 500 trong số 800 chuyến giao hàng của Airbus trong năm 2018 đã đến vào nửa cuối năm. Tuy nhiên, sự biến động mạnh trong khối lượng giao hàng suốt cả năm đang làm giảm lợi nhuận của Airbus và là nguyên nhân sâu xa của dòng tiền thất thường của họ.

Ngay cả khi Airbus không đạt được mục tiêu từ 880-890 giao hàng trong năm nay, họ vẫn không thể đáp ứng được lịch giao hàng đã hứa với khách hàng. Nhiều khách mua A321neo nói rằng họ đang phải đối mặt với sự chậm trễ đáng kể trong việc nhận hàng. JetBlue Airways gần đây xác nhận Airbus chỉ có thể cung cấp 6 trong số 13 chiếc A321neos mà họ dự kiến ​​sẽ nhận vào năm 2019. Hãng hàng không này tin rằng trong năm 2020, Airbus còn bị chậm hơn nữa.

Sự chậm trễ tại các nhà cung cấp đã gây ra những gián đoạn trên. Tuy nhiên, những thay đổi thiết kế do Airbus thực hiện là trở ngại chính trong việc giữ cho việc sản xuất A321neo diễn ra đúng thời hạn. Với việc Airbus đang trong giai đoạn tăng cường sản xuất gia đình A320 lên mức chưa từng thấy là 60 chiếc/tháng - và hy vọng tăng tỷ lệ đó lên 65 chiếc/tháng vào năm 2022 - thì việc giao máy bay cho khách hàng đúng hạn vẫn là thách thức lớn trong tương lai.

Sự kém cỏi của Airbus đang giúp Boeing

Những năm gần đây, Airbus chưa bao giờ gặp khó khăn khi bán máy bay phản lực A320. Sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu đã là thách thức thực sự. Việc tồn đọng đơn đặt hàng khổng lồ của nhà sản xuất máy bay phản lực này có nghĩa là Boeing không bao giờ phải lo lắng về một cuộc “di cư” hàng loạt của khách hàng sau khi 737 MAX bị cấm bay. Các hãng hàng không cần máy bay mới trong tương lai gần không thể chuyển tất cả đơn đặt hàng sang Airbus.

Vâng, Airbus đã làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho Boeing. Đáng chú ý nhất là sự chậm trễ A321neo đáng kinh ngạc đã mở đường cho Tập đoàn hàng không quốc tế (IAG), công ty mẹ của British Airlines - hãng sử dụng gia đình Airbus A320 lâu năm - ký thỏa ước mua 200 máy bay Boeing 737 MAX vào tháng 6. Đây là chiến thắng lớn cho người khổng lồ trong ngành hàng không vũ trụ Mỹ.

Mặc dù thỏa thuận trên chưa trở thành đơn đặt hàng chắc chắn nhưng dường như khó có rủi ro điều đó sẽ không xảy ra. CEO của IAG, Willie Walsh, gần đây cho biết ông muốn đẩy nhanh tiến độ giao hàng 737 MAX của tập đoàn hàng không này, phần lớn do sự thất vọng của ông đối với sự thiếu tin cậy của Airbus.

Trừ khi Airbus có thể sửa chữa hệ thống sản xuất gấp rút, nếu không, hiệu suất tài chính của họ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Hơn nữa, họ sẽ tiếp tục khiến khách hàng xa lánh, giúp Boeing thoát khỏi cuộc khủng hoảng do sự cố 737 MAX bị cấm bay gây ra với ít thiệt hại dài hạn.

Nhã Thanh (Theo IBTimes)

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường trái phiếu phát tín hiệu suy thoái khi đường cong lợi suất bị đảo ngược (14/08/2019)

>   Cơn sốt văn phòng ở Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thương mại (20/07/2019)

>   Mỹ hoãn áp thuế, các chuyên gia nói gì? (14/08/2019)

>   Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng trưởng 4.8%, yếu nhất trong 17 năm (14/08/2019)

>   Ông Trump: Mỹ hoãn áp thuế vì sắp đến mùa mua sắm cho Giáng sinh (14/08/2019)

>   Vấn đề Brexit: Mỹ ủng hộ việc Anh rời khỏi EU không thỏa thuận (13/08/2019)

>   Mỹ loại bỏ một số mặt hàng Trung Quốc ra khỏi danh sách có thể bị áp thuế (13/08/2019)

>   Dow Jones bất ngờ tăng vọt 450 điểm khi Mỹ loại một số mặt hàng Trung Quốc ra khỏi danh sách có thể bị áp thuế (13/08/2019)

>   Singapore hạ dự báo tăng trưởng xuống gần mức 0% (13/08/2019)

>   Lợi suất trái phiếu Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm rớt xuống 3% (13/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật