Cơn sốt văn phòng ở Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thương mại
Câu trả lời mà các tòa nhà văn phòng ở miền nam Trung Quốc gửi cho Thung lũng Silicon đã đẩy sự dư thừa của các văn phòng có sẵn lên mức cao kỷ lục, gây áp lực lên các công ty phát triển bán chuyên đã bị sự thiếu kinh nghiệm mù quáng dẫn họ đến với ngành công nghiệp này.
Tổng diện tích văn phòng trống ở Thâm Quyến vào cuối tháng 06/2019 lên tới mức kỷ lục 1.79 triệu mét vuông (19.27 triệu feet vuông), tương đương 10 tòa nhà của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) ở Hồng Kông, dựa theo công ty tư vấn bất động sản CBRE. Một nửa diện tích trống đó nằm ở huyện An Sơn, “ngôi nhà” của các “ông lớn” công nghệ Trung Quốc như Tencent, ZTE và nhà sản xuất máy bay không người lái DJI.
Tâm lý tự mãn và bầy đàn đã góp phần làm tình hình thêm “náo nhiệt”, khi các công ty đầu tư vào bất động sản bằng tiền kiếm được từ các lĩnh vực khác tin rằng họ cũng có thể kiếm lời từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Chỉ có 4 trong số 15 nhà xây dựng các tòa nhà văn phòng mới ở Thâm Quyến trong năm 2019 là các nhà phát triển chuyên nghiệp, trong khi phần lớn còn lại là các nhà xây dựng nhỏ lẻ, công ty đầu tư hoặc tập đoàn chuyên về sản xuất, chăm sóc sức khỏe, hậu cần và bán lẻ.
“Một số công ty kiếm được nhiều tiền từ các ngành công nghiệp khác đã mù quáng tham gia vào lĩnh vực bất động sản, với ước mơ kiếm được nhiều tiền hơn từ ngành này”, Yan Yuejin, Giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và phát triển Trung Quốc E-House có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết.
“Đó là những công ty sẽ phải hứng chịu nhiều khó khăn nhất khi thị trường quay đầu về phía nam Trung Quốc, vì họ không thông thuộc các loại sản phẩm và quy tắc của ngành bất động sản, và họ không thể đưa ra giải pháp đủ nhanh để đối phó với tình hình”.
Tỷ lệ văn phòng trống ở Thâm Quyến tăng đến mức kỷ lục 16.6% trong quý thứ hai của năm 2019, tăng từ mức 15% của 3 tháng đầu năm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tác động chậm rãi từ sự chuyển biến xấu của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và vì các công ty khởi nghiệp đang ngày càng từ bỏ việc lựa chọn các tòa nhà văn phòng ảm đạm để hướng tới các không gian làm việc chung năng động hơn. Huyện An Sơn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với tỷ lệ văn phòng trống ở mức 20.3% hay 883,126 mét vuông trong quý hai năm 2019.
Đồng thời, sự đàn áp đối với các nhà cho vay ngang hàng, công ty quản lý tài chính không có giấy phép, công ty tài chính “nửa vời” và các hình thức dịch vụ tài chính sai lầm khác đã khiến những công ty trên phải rời khỏi các tòa nhà văn phòng hạng A.
Trung tâm Tài chính Quốc tế Ping An, bất động sản hàng đầu của Bảo hiểm Ping An ở quê nhà Thâm Quyến, đồng thời là tòa nhà cao thứ tư trên thế giới, có thể là một trường hợp điển hình. Tòa tháp gồm 110 tầng, tốn gần 1.5 tỷ USD để xây dựng, đã bị trống 28% trong quý hai năm nay.
Khoảng không gian văn phòng gồm 10 tầng của tòa nhà đã bị bỏ trống từ tháng 02/2019, sau khi các công ty quản lý tài sản và nhà cho vay ngang hàng vốn cho thuê lại các tầng đó chuyển ra ngoài. Ban quản lý tòa nhà không đưa ra bình luận nào.
“Cuộc chiến thương mại đang tạo ra mối lo ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp, và phần lớn trong số đó phải hoãn kế hoạch mở rộng quy mô của họ”, Ivan Ching, Trưởng phòng dịch vụ tư vấn và giao dịch cho các văn phòng khu vực miền nam Trung Quốc tại công ty CBRE, cho biết. “Một số công ty nhỏ, đặc biệt là các công ty quản lý tài sản, đã bắt đầu thu nhỏ quy mô”.
Cơn sốt văn phòng này còn hiện diện ở nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc, trong đó tỷ lệ văn phòng trống tại các tòa nhà văn phòng hạng A ở Bắc Kinh đã tăng đến mức cao kỷ lục trong vòng 8 năm là 11.5%, theo dữ liệu của công ty Colliers.
Tỷ lệ trên có khả năng tăng đến 15.1% vào cuối năm 2019, khi các khoản đầu tư mạo hiểm và đầu tư cá nhân vào lĩnh vực công nghệ tiếp tục hạ nhiệt và nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng ở mức 6.2%, đây là tốc độ tăng trưởng hàng quý chậm nhất kể từ khi được ghi lại từ năm 1992.
“Nhu cầu của các công ty khởi nghiệp đã giảm xuống, cùng với đó là sự hạ nhiệt của cơn sốt đầu tư vào lĩnh vực này”, Charles Yan, Giám đốc điều hành khu vực miền bắc Trung Quốc của Colliers, cho biết.
Ở Thượng Hải, tỷ lệ văn phòng trống của các tòa nhà hạng A tăng thêm 4.4% lên mức cao kỷ lục trong vòng 10 năm là 18% trong suốt thời điểm cuối của nửa đầu năm 2019, theo dữ liệu của CBRE. Chỉ có 140,000 mét vuông diện tích văn phòng mới được thuê, bằng 20% của năm 2018, dữ liệu cho thấy.
Sự dư thừa văn phòng đã khiến một vài nhà phát triển có hiểu biết phải tạm ngưng việc bành trướng, trong đó có công ty Soho China – công ty này đã đem số tài sản văn phòng trị giá 7.8 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.13 tỷ USD) ra rao bán, đây là vụ xử lý lớn nhất trong lịch sử 20 năm của công ty này.
Công ty phát triển có trụ sở tại Bắc Kinh đứng sau tòa nhà văn phòng do kiến trúc sư Zaha Hadid thiết kế của Soho đã rao bán 20,000 mét vuông diện tích văn phòng mà họ sở hữu ở thủ đô Trung Quốc và Thượng Hải vào ngày 28/06/2019.
“Hiện tại, các tài sản đầu tư của công ty Soho đều quá lớn và quá tập trung vào một mảng duy nhất – hầu hết đều là các tòa nhà văn phòng”, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của Soho, Pan Shiyi cho biết trong buổi họp báo thông báo kế hoạch kinh doanh của ông.
Vũ Hạo (Theo SCMP)
FiLi
|