Thứ Ba, 16/07/2019 10:03

Điểm mặt những doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc nhưng dán nhãn "sản xuất ở VN"

Có doanh nghiệp còn dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hồ sơ giả để chứng minh nguyên liệu được sản xuất ở VN.

Điểm mặt những doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc nhưng dán nhãn sản xuất ở VN - Ảnh 1.
Đã có loại khóa khá nổi tiếng ở Việt Nam được xác định bị một công ty nhập khẩu nguyên vẹn từ Trung Quốc nhưng ghi là sản xuất tại Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành hải quan chiều 15-7, ông Nguyễn Phi Hùng - cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan - chỉ thẳng: Công ty Hiếu Nghĩa (Lạng Sơn) nhập hàng nghìn sản phẩm từ Trung Quốc nhưng ghi rõ sản xuất ở Việt Nam. 

Một công ty nhập khẩu khóa Việt - Tiệp, một nhãn hiệu nổi tiếng của chúng ta, nhưng lại nhập khẩu nguyên vẹn chiếc khóa này từ Trung Quốc và ghi luôn là sản xuất tại Việt Nam. 

Hay tem bảo hộ của Bảo Minh đối với sản phẩm phòng chống cháy nổ cũng được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc ghi sản xuất tại Việt Nam. 

Cục Điều tra chống buôn lậu cũng phát hiện Công ty Nhật Vượng ở TP.HCM nhập khẩu hàng tỉ đồng mặt hàng loa và amply mang một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ bản quyền tại Việt Nam (nhãn hàng nhập khẩu ghi sản xuất tại Trung Quốc).

Cũng theo ông Hùng, cơ quan hải quan đã khoanh vùng 6 doanh nghiệp lớn có kim ngạch nhập khẩu hàng từ Trung Quốc tăng đột biến. 

"Qua điều tra, chúng tôi xác định sai phạm của các doanh nghiệp này gồm sử dụng hợp đồng mua bán nguyên liệu ký khống, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hồ sơ giả để chứng minh nguyên liệu được sản xuất ở Việt Nam..." - ông Hùng nói.

Tới đây, Tổng cục Hải quan sẽ điều tra thêm hành vi của 6 công ty này để làm rõ, xử lý các hành vi vi phạm về gian lận xuất xứ hàng hóa. Ngoài việc xuất hàng hóa đi nước ngoài lợi dụng giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam (C/O) để hưởng ưu đãi thuế, các doanh nghiệp vi phạm còn gian lận để hoàn thuế giá trị gia tăng với số lượng rất lớn. Có doanh nghiệp đã được hoàn thuế 34 tỉ đồng.

Qua các vụ việc nêu trên, ông Hùng nhận định công tác quản lý của các bộ ngành liên quan đến cấp C/O còn nhiều bất cập và sơ hở. Để khắc phục tình trạng này, cơ quan hải quan cũng cần sửa đổi quy trình...

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho rằng 6 tháng cuối năm phải tiếp tục tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp nhưng không thể đánh đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư cả tỉ USD, chưa có gian lận với doanh nghiệp "nay ẩn mai hiện". Và tới đây, ngành hải quan sẽ giám sát quản lý chặt hoạt động xuất nhập khẩu đối với mặt hàng sắt thép, nông thủy sản.

L.THANH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: "Hoàn cảnh nào cũng không để thiếu điện" (16/07/2019)

>   Bộ Công Thương loay hoay xử lý đầu ra cho điện gió, điện mặt trời (16/07/2019)

>   Lo “bùng phát” số lượng doanh nghiệp nhà nước nếu mở rộng khái niệm (16/07/2019)

>   Đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay Long Thành (15/07/2019)

>   Gần 1.000 tấn mực khô ứ đọng do Trung Quốc ngừng mua đã được “giải phóng” (15/07/2019)

>   Vì sao dự án cầu Rạch Miễu 2 'đóng băng'? (15/07/2019)

>   Logistics trong nền kinh tế mở (15/07/2019)

>   Cuộc tháo chạy của ông chủ thương hiệu karaoke Arirang (15/07/2019)

>   Bất động sản TP HCM: Vướng mắc nhỏ, thiệt hại lớn: Khóc ròng vì thủ tục, pháp lý (15/07/2019)

>   Heo từ Đồng Nai giết mổ ở TP.HCM dính dịch tả châu Phi (15/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật