Thứ Hai, 29/07/2019 09:32

7 tháng, hơn 8.5 tỷ USD vốn ngoại rót vào Việt Nam bằng góp vốn, mua cổ phần, tăng 77.8%

Theo Tổng Cục Thống kê, trong 7 tháng có 4,387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8.52 tỷ USD, tăng 77.8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến thời điểm 20/07/2019 thu hút 2,064 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8,272.4 triệu USD, tăng 24.6% về số dự án và giảm 37.4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Có 791 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,425.6 triệu USD, giảm 30.8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 7 tháng năm nay đạt 11,698 triệu USD, giảm 35.6% so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10.6 tỷ USD, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 7 tháng còn có 4,387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8.52 tỷ USD, tăng 77.8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó có 733 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5.70 tỷ USD và 3,654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2.82 tỷ USD.

Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6,059 triệu USD, chiếm 73.2% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 842.7 triệu USD, chiếm 10.2%; các ngành còn lại đạt 1,370.7 triệu USD, chiếm 16.6%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng đạt 9,079.3 triệu USD, chiếm 77.6% tổng vốn đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 716.1 triệu USD, chiếm 6.1%; các ngành còn lại đạt 1,902.6 triệu USD, chiếm 16.3%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,384.9 triệu USD, chiếm 63.2% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 754.8 triệu USD, chiếm 8.9%; các ngành còn lại đạt 2,381.1 triệu USD, chiếm 27.9%.

Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 7 tháng năm 2019, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 766.2 triệu USD, chiếm 9.3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là TPHCM 688.7 triệu USD, chiếm 8.3%; Tây Ninh 599.4 triệu USD, chiếm 7.25%; Bắc Ninh 597.6 triệu USD, chiếm 7.22%; Đồng Nai 541.9 triệu USD, chiếm 6.6%; Hải Phòng 412.4 triệu USD, chiếm 5%; Bắc Giang 400.1 triệu USD, chiếm 4.8%; Tiền Giang 346.9 triệu USD, chiếm 4.2%; Hải Dương 341.2 triệu USD, chiếm 4.1%; Bà Rịa - Vũng Tàu 332.6 triệu USD, chiếm 4%; Đà Nẵng 316.7 triệu USD, chiếm 3.8%; Hà Nội 269 triệu USD, chiếm 3.3%.

Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,785.6 triệu USD, chiếm 21.6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1,473.4 triệu USD, chiếm 17.8%; Nhật Bản 1,123.7 triệu USD, chiếm 13.6%; Đặc khu Hành chính Hồng Kông (TQ) 991.6 triệu USD, chiếm 12%; Singapore 942.9 triệu USD, chiếm 11.4%; Đài Loan 359.1 triệu USD, chiếm 4.34%; Thái Lan 354.8 triệu USD, chiếm 4.29%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 325.6 triệu USD, chiếm 3.9%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 7 tháng năm nay có 90 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 180.1 triệu USD; 21 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 97.3 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 7 tháng năm 2019 đạt 277.4 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 94.3 triệu USD, chiếm 34% tổng vốn đầu tư; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83.4 triệu USD, chiếm 30.1%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 37.1 triệu USD, chiếm 13.4%.

Trong 7 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Tây Ban Nha là nước dẫn đầu với 59.8 triệu USD, chiếm 21.6% tổng vốn đầu tư; Hoa Kỳ 45.7 triệu USD, chiếm 16.5%; Australia 45.4 triệu USD, chiếm 16.4%; Campuchia 38.5 triệu USD, chiếm 13.9%; Singapore 34.8 triệu USD, chiếm 12.5%.

Thái Hương

Fili

Các tin tức khác

>   Rút ruột hơn 1.000 điều hòa, tủ lạnh, một doanh nghiệp bị khởi tố (29/07/2019)

>   Bên trong "sào huyệt" đánh bạc quốc tế ở Hải Phòng quy mô trên 10.000 tỉ đồng (29/07/2019)

>   Lộ trình nào cho hộ kinh doanh? (28/07/2019)

>   Nhà nhà đua làm Homestay rồi ngồi than lỗ (28/07/2019)

>   Ông Nguyễn Văn Bình: Hoạt động "Siêu ủy ban" còn bỡ ngỡ vì chưa có tiền lệ (28/07/2019)

>   Kiến nghị giao quyền quản lý các tuyến đường thủy cho TPHCM (27/07/2019)

>   Xã hội đang nhìn nhận về doanh nghiệp nhà nước 'có vấn đề' (26/07/2019)

>   "FTA mở ra điều kiện để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường cao cấp" (26/07/2019)

>   Xây dựng kinh tế biển xanh (26/07/2019)

>   Đại học Quốc gia TP.HCM thành lập Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng (26/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật