Thứ Ba, 25/06/2019 20:00

Trung Quốc không phải “đối thủ” của Nhật Bản trong cuộc đua cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á

Nhật Bản vẫn đang chiến thắng trong cuộc đua cơ sở hạ tầng Đông Nam Á so với Trung Quốc, với các dự án đang chờ xử lý có giá trị gần gấp rưỡi so với “đối thủ”, dữ liệu mới nhất từ ​​Fitch Solutions cho thấy.

Theo các số liệu của công ty trên, những dự án được Nhật Bản hậu thuẫn ở sáu nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – hiện có giá tới 367 tỷ USD. Trong khi đó, con số này của Trung Quốc chỉ là 255 tỷ USD.

Nhật Bản vượt xa Trung Quốc về giá trị các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á.

Các số liệu trên cho thấy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra tràn lan ở Đông Nam Á, cũng như sự vượt trội của Nhật Bản so với Trung Quốc, bất chấp nỗ lực đẩy mạnh chi tiêu cho đường sắt và hải cảng thông qua sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ước tính các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ cần 210 tỷ USD mỗi năm cho đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2016 - 2030, để theo kịp đà tăng trưởng kinh tế.

Các số liệu mới nhất của Fitch Solutions, được cung cấp trong một phản hồi qua email cho Bloomberg, chỉ tính các dự án đang chờ xử lý – nghĩa là những dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch, nghiên cứu khả thi, đấu thầu và hiện đang được xây dựng. Dữ liệu của Fitch vào tháng 2/2018 cho thấy số tiền đầu tư của Nhật Bản nằm ở mức 230 tỷ USD, còn của Trung Quốc là 155 tỷ USD.

Việt Nam cho đến nay là trọng tâm lớn nhất trong các hoạt động về cơ sở hạ tầng của Nhật Bản, với các dự án đang chờ xử lý trị giá 209 tỷ USD – chiếm hơn một nửa trong con số tổng của Nhật Bản. Con số này bao gồm tuyến đường sắt cao tốc trị giá 58.7 tỷ USD giữa Hà Nội và TPHCM.

Đối với Trung Quốc, Indonesia là khách hàng chính, khi chiếm đến 93 tỷ USD, tương đương 36% trong tổng số đầu tư của Trung Quốc. Dự án được mọi người chú ý nhất là nhà máy thủy điện trị giá 17.8 tỷ USD nằm trên sông Kayan.

Trên khắp Đông Nam Á và theo số lượng dự án, Nhật Bản cũng tỏ ra thành công hơn so với “đối thủ”, dù với sự chênh lệch nhỏ hơn: 240 dự án cơ sở hạ tầng có sự hỗ trợ của Nhật Bản, so với 210 của Trung Quốc ở cả 10 nền kinh tế Đông Nam Á.

Tổng số dự án cơ sở hạ tầng của Nhật Bản ở Đông Nam Á nhiều hơn so với Trung Quốc.

Nhã Thanh (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   FedEx lại gửi nhầm gói hàng của Huawei, có nguy cơ bị thêm vào danh sách đen của Trung Quốc (25/06/2019)

>   Ba kịch bản khả dĩ từ cuộc gặp Trump-Tập vào cuối tuần này (25/06/2019)

>   Quan chức Mỹ: “Ông Trump thoải mái với bất kỳ kết quả nào từ cuộc gặp với ông Tập” (25/06/2019)

>   Hãng con của Huawei tại Mỹ 'cắt đứt' với công ty mẹ (25/06/2019)

>   Ông Trump áp lệnh trừng phạt “hạng nặng” lên Iran sau vụ bắn rơi máy bay không người lái (24/06/2019)

>   Dòng vốn âm thầm tháo chạy khỏi Trung Quốc, 1.2 ngàn tỷ USD bỗng biến mất (24/06/2019)

>   “Trung Quốc không thể chế tạo chip của riêng họ nếu không thể tiếp cận công nghệ Mỹ” (24/06/2019)

>   Nối đuôi Samsung, Hyundai Motor, Kia Motors và LG Electronics chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc (24/06/2019)

>   Bắc Kinh muốn Mỹ dừng các hành động “không thích đáng” với các công ty Trung Quốc (24/06/2019)

>   Lo ngại về tương lai ảm đạm, Australia cuối cùng cũng bàn luận về nới lỏng định lượng (24/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật