Thứ Sáu, 07/06/2019 08:20

Chứng quyền có bảo đảm: Cuộc chơi win - win giữa nhà đầu tư và CTCK?

Ngày 06/06, Công ty Chứng khoán SSI đã tổ chức buổi hội thảo về sản phẩm Chứng quyền có đảm bảo (CW) với nhà đầu tư.

Hội thảo CW do SSI tổ chức chiều ngày 06/06/2019

Theo SSI, sản phẩm CW khi ra đời sẽ thu hút được phần đông nhà đầu tư tham gia, mang tới cơ hội cho nhà đầu tư được giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy cao, quy mô vốn bỏ ra ban đầu thấp, không phải chịu chi phí lãi vay margin, rủi ro thua lỗ gói gọn trong phần quyền phí bỏ ra ban đầu. 

Trong thời gian tới, SSI dự kiến phát hành chứng quyền với 4 chứng khoán cơ sở là cổ phiếu FPT, MBB, HPGMWG.

Ông Nguyễn Đức Thông, Giám đốc phái sinh của SSI chia sẻ: Chứng quyền là sản phẩm thông dụng trên nhiều thị trường chứng khoán phát triển. Các thị trường có sản phẩm CW phát triển như Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông và Hàn Quốc có khá nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam như tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch lớn, chủ yếu là giao dịch ngắn hạn và có nhu cầu sử dụng đòn bẩy cao. Là một trong những thị trương còn non trẻ, với sự tham gia của hơn 99% nhà đầu tư cá nhân, việc đưa những sản phẩm cấu trúc cao cấp đến với thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là bước đi đúng đắn và cần thiết.

Cùng với cổ phiếu, chứng khoán phái sinh không chỉ góp phần hoàn thiện thị trường mà còn giúp đa dạng hóa các kênh đầu tư, phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh thị trường năm 2019 dự báo sẽ có nhiều biến động.

Nói về mối quan hệ lợi ích giữa CTCK và nhà đầu tư, sản phẩm chứng quyền được cho là cuộc chơi win - win cho cả 2 bên tham gia. Cụ thể, đồng thời với việc phát hành chứng quyền, CTCK cũng phải mua chứng khoán cơ sở để thực hiện thao tác hedging. Khi đó, lợi ích của CTCK gắn liền với lợi ích nhà đầu tư.

Trước nghi vấn liệu đây có thật sự là cuộc chơi win - win, ông Thông đưa ra giải đáp: "Bất kỳ CTCK nào phát hành CW cũng sẽ kỳ vọng giá chứng khoán lên. Bởi vì, CTCK bắt buộc phải thưc hiện mua cổ phiếu để hedging. Do đó, khi giá giảm mạnh thì CTCK sẽ chịu rủi ro cao hơn vì nắm giữ lượng cổ phiếu lớn. Trong khi giá chứng khoán tăng thì nhà đầu tư sẽ lời nhờ CW, ở chiều CTCK cũng kiếm được lời nhờ bán chứng khoán hedging ra".

Bổ sung thêm, ông Thông cho biết, việc hedging được công ty chứng khoán thực hiện hàng ngày tuân thủ công thức Black-Scholes. Tùy theo biến động giá chứng khoán cơ sở mà CTCK sẽ thực hiện giao dịch phù hợp. Mặt khác, tỷ lệ hedging của CTCK cũng được Sở giao dịch quy định rõ ràng.

Nói thêm về vấn đề này, một chuyên gia khác của SSI cũng cho biết các cổ phiếu công ty này chọn làm chứng khoán cơ sở là các mã tỷ lệ free float phù hợp, khó làm giá. Nếu SSI có bán ra thì cũng không làm ảnh hưởng tới giá trên thị trường.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Hiểu đúng về “tính đòn bẩy” của Chứng quyền có bảo đảm (30/05/2019)

>   VNDirect: Không có chuyện làm giá sản phẩm chứng quyền (27/05/2019)

>   Covered Warrant giải quyết bài toán hết room đối với nhà đầu tư nước ngoài (07/05/2019)

>   Covered Warrant dự kiến ra mắt ngày 28/06 (26/04/2019)

>   Năm 2019, HOSE đặt chỉ tiêu lãi trước thuế 650 tỷ đồng, sẵn sàng triển khai CW (01/04/2019)

>   Hệ sinh thái VietstockFinance chính thức đón "tân binh" Chứng quyền (18/07/2019)

>   VCSC được chấp thuận phát hành và niêm yết chứng quyền (10/08/2018)

>   [Infographic] Đón trước cơn sóng chứng quyền đảm bảo, nhà đầu tư cần biết những gì? (27/07/2018)

>   BSI dự kiến phát hành chứng quyền REE và SSI với giá 1,500-3,000 đồng/CW (02/07/2018)

>   Chứng quyền có bảo đảm: Vốn hóa thị trường gần 40 tỷ đồng (01/07/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật