Thứ Sáu, 26/04/2019 14:44

Covered Warrant dự kiến ra mắt ngày 28/06

Để chuẩn bị cho việc niêm yết và giao dịch chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) trên thị trường chứng khoán (dự kiến vào ngày 28/06/2019), Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có công văn số 2578/UBCK-QLKD đề nghị các công ty chứng khoán thực hiện các nội dung sau:

- Khẩn trương cập nhật, sửa đổi, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm.

- Tiếp tục thử nghiệm hệ thống, rà soát các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo việc giao dịch chứng quyền không ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.

- Chủ động tổ chức giới thiệu, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư liên quan đến giao dịch chứng quyền có bảo đảm.

Được biết, từ năm 2014, Bộ Tài chính đã có chủ trương nghiên cứu, tạo cơ sở pháp lý để triển khai chào bán và giao dịch Covered Warrant tại TTCK Việt Nam. Năm 2015, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP được ban hành đã đưa ra định nghĩa về Covered Warrant và quy định cụ thể điều kiện của tổ chức phát hành.

Covered Warrant là công cụ tài chính có tính chất như một quyền chọn được phát hành bởi một tổ chức tài chính hay một công ty chứng khoán (CTCK) cho phép người nắm giữ quyền được mua hoặc bán tài sản cơ sở với một khối lượng xác định từ tổ chức phát hành tại một mức giá vào hoặc trước thời điểm được xác định.

Đối với nhà đầu tư, đây là sản phẩm mang lại lợi ích như sử dụng tác dụng đòn bẩy, lợi nhuận không hạn chế nhưng khoản lỗ tối đa cố định, có thanh khoản và phí giao dịch thấp. Nhưng sản phẩm này lại có mặt hạn chế là không có quyền cổ đông. Đối với CTCK, Covered Warrant giúp đa dạng nguồn thu và ổn định ngay cả khi thị trường giảm giá một chiều, song buộc các CTCK phải kiểm soát được rủi ro thanh khoản của cả chứng quyền lẫn tài sản cơ sở.

Lịch trình "chạy" chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) dời khá lâu so với dự kiến ban đầu vì một số lý do về kỹ thuật và chưa tìm được tiếng nói chung liên quan đến phòng ngừa rủi ro. Hiện, UBCKNN đã chính thức ban hành "Quy chế hướng dẫn chào bán và phòng ngừa rủi ro chứng quyền có bảo đảm".

Theo công bố của HOSE, tới cuối quý 1/2019 có 26 mã cổ phiếu đủ điều kiện làm tài sản cơ sở cho sản phẩm chứng quyền đảm bảo: REE, SSI, DPM, VIC, STB, EIB, SBT, HPG, MSN, MWG, CII, CTD, DHG, GMD, VHM, ROS, HDB, VRE, MBB, FPT, TCB, VNM, VJC, PNJ, VPB, NVL.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Năm 2019, HOSE đặt chỉ tiêu lãi trước thuế 650 tỷ đồng, sẵn sàng triển khai CW (01/04/2019)

>   Hệ sinh thái VietstockFinance chính thức đón "tân binh" Chứng quyền (18/07/2019)

>   VCSC được chấp thuận phát hành và niêm yết chứng quyền (10/08/2018)

>   [Infographic] Đón trước cơn sóng chứng quyền đảm bảo, nhà đầu tư cần biết những gì? (27/07/2018)

>   BSI dự kiến phát hành chứng quyền REE và SSI với giá 1,500-3,000 đồng/CW (02/07/2018)

>   Chứng quyền có bảo đảm: Vốn hóa thị trường gần 40 tỷ đồng (01/07/2019)

>   HOSE thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền trong quý 1/2018 (12/04/2018)

>   Chứng quyền nào sẽ hút tiền của khối ngoại? (11/04/2018)

>   VSD công bố Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm (17/03/2018)

>   Chứng quyền có bảo đảm: 23 mã đáp ứng điều kiện là chứng khoán cơ sở  (13/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật