Thứ Năm, 16/05/2019 11:23

Yêu cầu đề xuất giải pháp "cứu" doanh nghiệp vận tải biển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao vừa giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, thua lỗ của các công ty vận tải biển.

Bộ Công Thương nhận định do hạn chế về năng lực cạnh tranh nên phạm vi hoạt động của tàu biển Việt Nam chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á và hiện chỉ đảm đương khoảng 10% thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua báo chí phản ánh các công ty vận tải biển đánh giá triển vọng kinh doanh trong năm 2019 khá tiêu cực. Nhiều công ty bán trụ sở, bán tàu để xử lý nợ tồn đọng nhưng khó có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển.

* Bức tranh ngành vận tải đường thủy không mấy tươi sáng trong quý 1/2019

Theo các doanh nghiệp trong ngành, nhìn chung về triển vọng kinh doanh trong năm nay đều khá tiêu cực. Tại Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Bộ Công Thương nhận định do hạn chế về năng lực cạnh tranh nên phạm vi hoạt động của tàu biển Việt Nam chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á và hiện chỉ đảm đương khoảng 10% thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân cho hạn chế này, trong đó nổi bật là sự liên kết lỏng lẻo giữa các chủ tàu với nhau và chủ tàu với chủ hàng cũng như tập quán của chủ hàng Việt Nam mua CIF bán FOB còn phổ biến. Một số doanh nghiệp nhà nước được xác định là nòng cốt trong đó có Vinalines, thì hiệu quả khai thác đội tàu thấp và khó cạnh tranh được với các đội tàu nước ngoài.

Về phản ánh trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2019.

Theo phản ánh của báo chí, nhiều doanh nghiệp vận tải biển trong thời gian qua liên tiếp thua lỗ, thậm chí có công ty phải bán trụ sở, bán tàu nhưng vẫn chưa đủ để trả hết khoản nợ tồn đọng.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Container phía Nam (VSG) kết thúc năm 2018 tiếp tục bị lỗ hơn 54,2 tỷ đồng, đưa khoản lỗ lũy kế lên đến 523,77 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VST) năm 2018 tiếp tục lỗ gần 255,2 tỷ đồng. Tổng cộng số lỗ lũy kế của công ty này lên 1.780,7 tỷ đồng trong khi nguồn vốn của công ty chỉ có hơn 1.000 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu (SSG) dù năm 2018 bắt đầu có lãi nhưng vẫn bị lỗ lũy kế trên 45 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOS) cũng tương tự với mức lỗ lũy kế đến hết 2018 hơn 792,3 tỷ đồng, cao hơn vốn chủ sở hữu.

Nguyên Hà

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Chuỗi bán lẻ Auchan rút khỏi Việt Nam (16/05/2019)

>   Phát triển ngành du lịch Việt Nam: Cần chọn lọc để bền vững (16/05/2019)

>   Ông Tất Thành Cang có chỉ đạo IPC 'bán rẻ' Sadeco? (16/05/2019)

>   Sadeco trả lại Nguyễn Kim toàn bộ tiền mua 9 triệu cổ phiếu (16/05/2019)

>   GDP Việt Nam có thể tăng 1,1% mỗi năm nhờ chuyển đổi số (16/05/2019)

>   Bộ Công an điều tra việc thu phí BOT hầm Đèo Ngang (15/05/2019)

>   TP.HCM ngập vì hộp xốp, túi ni lông... (15/05/2019)

>   Ngành gỗ bắt tay kiến trúc sư 'bán' không gian nội thất (15/05/2019)

>   Bắt Tổng giám đốc Sadeco Hồ Thị Thanh Phúc (15/05/2019)

>   EVN Hà Nội triển khai mua điện mặt trời áp mái (15/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật