Thứ Ba, 07/05/2019 06:23

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về “nâng tuổi nghỉ hưu từ 2021”

Phương án nâng tuổi nghỉ hưu và thay đổi giờ làm tại các cơ quan hành chính trong dự án bộ luật Lao động sửa đổi sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến tại phiên họp thứ 34 diễn ra từ ngày 8 - 10.5.

*Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021

Việc nâng tuổi nghỉ hưu sẽ được nâng lên với nam là 62 tuổi và nữ là 60 tuổi. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Trước đó, dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB-XH (cơ quan chủ trì soạn thảo) đưa ra 2 phương án về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để trình QH xem xét.

Ngoài bộ luật Lao động sửa đổi, tại phiên họp cuối cùng trước kỳ họp thứ 7 dự kiến khai mạc cuối tháng 5.2019, UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến lần thứ 2 về dự án luật Đầu tư công sửa đổi; cho ý kiến về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; cho ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7 cùng một số nội dung liên quan tới kinh tế, xã hội khác.

Cụ thể, theo phương án 1, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đối với phương án 2, tuổi nghỉ hưu là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Dự thảo cũng quy định, quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt. Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

Về thay đổi giờ làm tại các cơ quan hành chính, dự thảo cũng đưa ra 2 phương án.

Phương án 1, bổ sung vào bộ luật Lao động, giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước. Thời gian làm việc dự kiến từ 8 giờ 30 - 17 giờ 30; nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ).

Phương án 2 là giữ nguyên như hiện hành; thời gian làm việc không được quy định trong bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính.

Lê Hiệp

THANH XUÂN

Các tin tức khác

>   Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm (06/05/2019)

>   Yêu cầu tiếp tục theo dõi tác động của việc tăng giá điện (06/05/2019)

>   20 doanh nghiệp nhập khẩu gạo Trung Quốc sang Việt Nam tìm cơ hội (06/05/2019)

>   Cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và những chữ ký cổ phần hóa cảng Quy Nhơn (06/05/2019)

>   Có nên quy định "cứng" về giờ làm việc? (06/05/2019)

>   Kiến nghị xuất khẩu 2 triệu tấn than (06/05/2019)

>   Giá điện 'bậc thang' nên sửa ra sao? (06/05/2019)

>   Ông Phạm Viết Muôn bị kết luận có vi phạm trong việc tham mưu cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước (05/05/2019)

>   Người dân phải trả bao nhiêu tiền điện theo đơn giá mới? (06/05/2019)

>   Giá xăng có thể tăng cao hơn nếu không dùng quỹ bình ổn (05/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật