Thứ Ba, 28/05/2019 11:12

Cân đong đo đếm thiệt hại từ thương chiến Mỹ-Trung: 600 tỷ USD

Thương chiến Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn rất nguy hiểm. Hàng rào thuế quan được dựng lên và có thể có thêm nhiều hàng rào thuế quan khác. Dù vậy, vẫn còn khả năng hai bên sẽ nghĩ ra một giải pháp nhanh chóng, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp gặp mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng tới.

Tuy vậy, tại thời điểm này, thương chiến Mỹ-Trung dường như sẽ kéo dài, rắc rối và... rất tốn kém.

Các chuyên gia kinh tế của Bloomberg Dan Hanson và Tom Orlik đã vẽ ra các kịch bản chính. Kết luận chung của họ là: Nếu Mỹ và Trung Quốc áp thuế lên toàn bộ hàng hóa của nhau và thị trường đổ đèo ngay sau đó, GDP toàn cầu có thể giảm 600 tỷ USD trong năm 2021 – năm thể hiện tác động lên đến đỉnh điểm.

Tính đến ngày 10/05/2019, Mỹ đã áp thuế 25% thêm lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng nhanh chóng đáp trả, nâng thuế đối với một số hàng hóa của Mỹ trong phạm vi 5-25%. Nếu hai bên duy trì thuế quan này trong vòng 2 năm tới, mô hình của Bloomberg Economics dự báo rằng GDP ở Trung Quốc sẽ giảm 0.5% và GDP của Mỹ sẽ giảm 0.2% so với kịch bản không có chiến tranh thương mại. GDP toàn cầu cũng sẽ giảm một bậc.

Vậy, nếu hai bên nâng thuế thì sao? Mỹ đã dọa áp thuế 25% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu hai bên không thể tiến tới một thỏa thuận. Động thái này chắc chắn sẽ dẫn tới sự đáp trả. “Nếu bạn muốn đàm phán, cánh cửa đang mở đấy; còn nếu bạn muốn đấu tranh, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng”, trích một đoạn trên truyền hình Trung Quốc, thể hiện cho tâm trạng ở Bắc Kinh.

Nếu hai bên áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa giao dịch, mô hình của Bloomberg Economics cho thấy GDP Trung Quốc sẽ giảm 0.8%, GDP Mỹ sẽ giảm 0.5% và GDP thế giới sẽ hạ 0.5% vào giữa năm 2021.

Thị trường tài chính lao đao với mọi thông tin mới về chiến tranh thương mại và thị trường chứng khoán Trung Quốc biến động rất mạnh. Ngay cả là như thế, chứng khoán Trung Quốc và Mỹ vẫn đang tăng so với đầu năm 2019, cho thấy nhà đầu tư vẫn cho rằng hai bên sẽ tiến tới một thỏa thuận. Nếu họ sai và các ông lớn như Apple bị áp hàng rào thuế quan, thì khả năng thị trường bị điều chỉnh mạnh là khá cao.

Kịch bản “ác mộng” của Hanson và Orlik cho rằng thị trường cổ phiếu sẽ rớt 10% nếu Mỹ và Trung Quốc áp thuế 25% lên tất cả hàng hóa giao dịch giữa hai nước. Trong trường hợp đó, GDP Trung Quốc, Mỹ và thế giới sẽ giảm tương ứng 0.9%, 0.7% và 0.6% vào giữa năm 2021. Trong trường hợp đó, đà giảm của thị trường cổ phiếu sẽ đóng vai trò là “cơn gió ngược” khác đối với hoạt động tiêu dùng, đầu tư, càng làm gia tăng tác động từ cuộc chiến thương mại.

Hậu quả khôn lường từ những kịch bản trên sẽ lan vượt ra phạm vi Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chuyên gia kinh tế Maeva Cousin đã sử dụng một bộ dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để xác định ai sẽ bị tổn thương nhiều nhất.

Phân tích của bà cho thấy, nếu kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ giảm mạnh thì tác động mạnh nhất tới Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia – tất cả đều gắn chặt với chuỗi cung ứng xuất khẩu của châu Á. Khoảng 1.6% sản lượng của Đài Loan gắn chặt với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ, trong đó máy tính và thiết bị điện tử chiếm phầm lớn nhất. Đối với Hàn Quốc và Malaysia, con số này là 0.8% và 0.7%, trong đó ngành máy tính và thiết bị điện tử cũng nằm giữa tâm bão.

Ở một góc nhìn khác, phân tích của Cousin cũng cho thấy các quốc gia phụ thuộc nhất vào hoạt động xuất khẩu từ Mỹ tới Trung Quốc. Canada và Mexico đứng đầu danh sách này, mặc dù tỷ lệ sản lượng nhỏ hơn so với trường hợp của các quốc gia châu Á với Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang sẽ tác động tới thị trường giao dịch ngoại hối thông qua nhiều kênh: Dịch chuyển dòng thương mại, cũng như kỳ vọng về tăng trưởng và chính sách tiền tệ. Chuyên gia kinh tế Bloomberg David Powell đã kết hợp dữ liệu từ OECD với những tính toán nội bộ để cho thấy đồng tiền nào dễ bị tổn thương nhất trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Giá tiền tệ được tính toán dựa trên mô hình chỉ số tỷ giá thực có hiệu lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – trong đó đã điều chỉnh lạm phát.

Khi Trung Quốc là nước có nguy cơ mất nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại, đồng Nhân dân tệ - vốn đã bị định giá quá mức theo mô hình của ông Powell – bỗng trở nên nổi bật, cùng với đồng Bath của Thái Lan và Đô la Canada.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Huawei P30 Pro - mua giá nghìn USD, bán lại 100 USD (27/05/2019)

>   Ông Trump: Mỹ chưa sẵn sàng tiến tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc (27/05/2019)

>   9 điều ít biết về nền kinh tế Venezuela (27/05/2019)

>   Ông Trump hy vọng sớm tiến tới thỏa thuận thương mại với Nhật Bản (27/05/2019)

>   Nhà sáng lập Huawei: “Nếu ông Trump gọi, tôi chưa chắc sẽ nhấc máy” (27/05/2019)

>   Trung Quốc: Trader sẽ lỗ nặng nếu bán khống Nhân dân tệ (27/05/2019)

>   Chuyên gia: Huawei đủ sức chống lại cấm vận của Mỹ trong 6 tháng tới (26/05/2019)

>   Bloomberg: Mỹ chưa gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam (26/05/2019)

>   Giữa cơn bão "Huawei", Trung Quốc hạ giọng, muốn đàm phán thương mại với Mỹ (25/05/2019)

>   Giữa cơn bão "Huawei", Trung Quốc hạ giọng, muốn đàm phán thương mại với Mỹ (25/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật