Thứ Ba, 16/04/2019 10:54

Sắc xanh trở lại chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á phần lớn đều khởi sắc vào sáng ngày thứ Ba (16/04) khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ và Nhật Bản bắt đầu và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nhấn mạnh đến tác động từ chính sách bảo hộ thương mại tới triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tính tới lúc 10h45 ngày thứ Ba (16/04 – giờ Việt Nam), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 39.11 điểm (tương đương 0.18%) vào phiên sáng, trong đó hai cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số chung là Fast Retailing và Softbank Group tăng hơn 1%. Chỉ số Topix gần như đi ngang.

Cổ phiếu của công ty viễn thông Nhật Bản Softbank Corp và NTT Docomo đều nhảy vọt hơn 3% sau khi công ty NTT Docomo công bố hạ đợt hạ giá yếu hơn dự báo.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc 10h45 giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC

Trên thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite xóa sạch đà giảm đầu phiên và quay đầu tăng 12.71 điểm (tương đương 0.4%).

Bên cạnh đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng trở lại sắc xanh, tiến 58.2 điểm (tương đương 0.2%).

Trong khi đó, ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0.1%, khi cổ phiếu Asiana Airlines vọt hơn 17%.

Các hãng tin địa phương ghi nhận công ty mẹ của hãng hàng không Asiana Airlines, Kumho Asiana Group, đồng ý bán cổ phần tại hãng hàng không này, dựa trên nguồn tin từ Reuters. Tuần trước, có thông tin cho biết các chủ nợ đã từ chối kế hoạch tái cấu trúc, cho rằng điều đó chưa đủ để khôi phục niềm tin của thị trường vào hãng hàng không đang ngập chìm trong nợ nần này.

Trong lúc tiến hành đàm phán, Kumho Asiana Group được cho là sẽ nộp một kế hoạch cải tổ mới sau khi cổ đông lớn nhất của Asiana Airlines, Kumho Industrial, tổ chức họp hội đồng quản trị vào ngày thứ Hai (15/04). Cổ phiếu Kumho Industrial tăng 8%.

Chỉ số ASX 200 của Australia tiến 0.4% khi gần như tất cả lĩnh vực đều đi lên.

“Tâm lý chấp nhận rủi ro trên toàn cầu đã giảm bớt phần nào trong ngày hôm nay sau các báo cáo tài chính từ các ngân hàng Mỹ Goldman Sachs và Citigroup trong đêm qua”, các chuyên viên phân tích tại OCBC Treasury Research viết trong báo cáo buổi sáng, trong đó hai ngân hàng này ghi nhận sự suy giảm trong doanh thu quý 1/2019.

“Thị trường chứng khoán châu Á có thể suy giảm trong ngày hôm nay”, các chuyên viên phân tích này cho hay.

BoJ cảnh báo về rủi ro từ chính sách bảo hộ thương mại

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Hai (15/04), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cho biết “một số hình thức bảo hộ thương mại” trên thế giới đang là rủi ro đáng lo ngại nhất đối với nền kinh tế toàn cầu”.

Những nhận định của ông Kuroda được đưa ra khi Mỹ và Nhật Bản bắt đầu đàm phán thương mại ở Washington trong ngày thứ Hai (15/04). Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rõ ông không vui với khoản thặng dư thương mại 69 tỷ USD của Nhật Bản với Mỹ và muốn có một thỏa thuận song phương để giải quyết vấn đề này.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói với các phóng viên rằng ông đã có một cuộc trao đổi “thẳng thắn” với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, cả hai dự kiến gặp lại trong ngày thứ Ba (16/04), Reuters đưa tin.

Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc dường như đã gần tiến tới một thỏa thuận thương mại.

Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất chưa từng có về chuyển giao công nghệ bắt buộc, một điểm khó giải quyết trong các cuộc đàm phán, Reuters đưa tin trước đó. Hôm Chủ nhật (14/04), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Mỹ sẵn lòng chấp nhận bị phạt nếu không tuân thủ theo thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Mnuchin cũng cho biết cả hai bên vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi tiến tới một thỏa thuận.

Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (15/04), khi nhà đầu tư tiếp nhận các báo cáo lợi nhuận hàng quý trái chiều từ những ngân hàng lớn như Goldman Sachs và Citigroup.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones lùi 27.53 điểm xuống 26,384.77 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 0.1% xuống 2,905.58 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 0.1% còn 7,976.01 điểm.

Goldman Sachs công bố lợi nhuận tốt hơn dự báo khi Ngân hàng này kiểm soát nghiệp vụ bù trừ, nhưng doanh thu lại thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích khi doanh số từ bộ phận khách hàng tổ chức giảm 18%. Cổ phiếu Goldman Sachs sụt 3.8%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 21/12/2018.

Trong khi đó, lợi nhuận quý 1 của Citigroup vượt qua kỳ vọng khi công ty mua lại hơn 4 tỷ USD cổ phiếu. Tuy nhiên, đà lao dốc 20% của bộ phận giao dịch chứng khoán đã góp phần vào đà giảm 2% của tổng doanh thu, khiến các nhà phân tích thất vọng. Cổ phiếu Citigroup lùi 0.1%.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng khoán và kinh tế Pháp ra sao trong những năm gần đây? (16/04/2019)

>   Phố Wall giảm nhẹ sau báo cáo lợi nhuận ảm đạm từ Goldman Sachs và Citigroup (16/04/2019)

>   Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông bỗng dưng đảo chiều (15/04/2019)

>   Lạc quan hơn về kinh tế Trung Quốc, Nikkei 225 tăng gần 300 điểm (15/04/2019)

>   Vì đâu chứng khoán toàn cầu đồng loạt leo dốc trong ngày 12/04? (13/04/2019)

>   Dow Jones bứt phá 260 điểm, S&P 500 tăng 3 tuần liên tiếp (13/04/2019)

>   Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi xuất khẩu Trung Quốc tăng vượt dự báo (12/04/2019)

>   Xuất hiện tín hiệu cảnh báo về đà tăng 4 ngàn tỷ USD của chứng khoán châu Á (12/04/2019)

>   Trung Quốc đã biến 350 triệu người thành “day trader” như thế nào? (12/04/2019)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều sau báo cáo thương mại của Trung Quốc (12/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật