Thứ Sáu, 12/04/2019 16:22

Trung Quốc đã biến 350 triệu người thành “day trader” như thế nào?

Nỗi lo về đà giảm tốc kinh tế còn chưa nguôi, nay Trung Quốc lại đối mặt với vấn đề mới: 350 triệu người trẻ tuổi đang chuyển dần thành các trader “đánh nhanh rút gọn” – mua bán trong ngày (day trader).

Trong những năm gần đây, giới Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) của Trung Quốc phải dùng tới những sản phẩm tài chính mới lạ để tích lũy tài sản. Chẳng hạn, Tập đoàn Ant Financial Services của Jack Ma cung cấp dịch vụ Yu’e Bao – một quỹ thị trường tiền tệ – cho bất kỳ ai có tiền để tiết kiệm. Và những ai có khẩu vị rủi ro lớn hơn có thể cho vay trên các nền tảng ngang hàng (P2P). Mọi người đều biết gửi tiền vào các tài khoản tiết kiệm truyền thống chỉ tổ mất tiền – khi mức lãi suất 1.5% còn chẳng đủ để bù đắp lạm phát. Và mặc dù các sản phẩm quản lý tài sản của ngân hàng cung cấp tỷ suất sinh lời cao hơn nhưng bạn cần phải là khách hàng VIP thì mới được đầu tư.

Thế nhưng, đối với những người tiết kiệm trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu, con đường trở nên giàu có không còn rộng rãi và suôn sẻ như trước.

Khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thay đổi quan điểm và thực hiện các biện pháp gia tăng thanh khoản cho thị trường, các tài khoản thị trường tiền tệ trực tuyến không còn là một phương án hợp lý. Chẳng hạn, dịch vụ Yu’e Bao giờ chỉ mang lại mức lãi suất khoảng 2.3%, thấp nhất trong 5 năm.

Hoạt động cho vay trên nền tảng P2P vẫn còn quá hấp dẫn, mang lại mức lợi suất bình quân gần 10%. Thế nhưng, Trung Quốc lại chuẩn bị đóng cửa ngành này. Bắc Kinh sẽ sớm áp đặt yêu cầu vốn điều lệ 500 triệu Nhân dân tệ đối với các nền tảng cho vay P2P. Hiện nay, chỉ có chỉ 7 trong số 1,021 nền tảng đáp ứng được yêu cầu này.

Ngay cả khi các nền tảng P2P đáp ứng được yêu cầu về vốn, nhiều người cho vay sẽ không được cho vay vì không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Bất kỳ ai cho vay hơn 50,000 Nhân dân tệ cần cho thấy bản thân có tài sản ít nhất 500,000 Nhân dân tệ hoặc có mức lương 200,000 Nhân dân tệ mỗi năm trong 3 năm trước đó. Khoảng 80% người cho vay thuộc thế hệ Millennials có thu nhập ít hơn 10,000 Nhân dân tệ/tháng và 30% người thu nhập ít hơn 5,000 Nhân dân tệ, theo WDZJ.com – một nền tảng trực tuyến P2P.

Vậy thì họ còn những lựa chọn nào?

Đáng tò mò hơn, trong khi Trung Quốc đòi hỏi chứng minh tài sản hoặc thu nhập để tham gia vào hoạt động cho vay P2P, thì trái phiếu chính quyền địa phương – trước đây chỉ được các tổ chức chuyên nghiệp giao dịch – giờ đã mở cửa chào đón những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Và khi gần như tất cả trái phiếu đô thị đều được đánh giá ở mức AAA, theo các quy định mới, nhà đầu tư chẳng cần có kinh nghiệm. Trên thực tế bất kỳ ai cũng có thể mua trái phiếu và mức đăng ký tối thiểu chỉ là 100 Nhân dân tệ. Tuần trước, trái phiếu kỳ hạn 5 năm với mức lãi suất 3.25% do Bắc Kinh phát hành được nhà đầu tư tranh nhau mua. Chưa dừng lại ở đó, nhiều người còn hy vọng có thể kiếm lời thông qua giao dịch OTC nếu thị trường trái phiếu Trung Quốc leo dốc thêm.

Dĩ nhiên, Bắc Kinh có động lực để thu hút giới Millennials tham gia vào thị trường trái phiếu. Trái phiếu đô thị với mục đích đặc biệt là "nguyên liệu bí mật" của Chính phủ để tài trợ cho các dự án kích thích ngoài ngân sách: Phải có ai đó mua lượng trái phiếu trị giá 2.15 ngàn tỷ Nhân dân tệ mà Bắc kinh định bán trong năm nay.

Vậy còn giao dịch cổ phiếu thì sao? Chẳng cần quan tâm tới chuyện chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã tăng 33% trong năm nay, giới Millennials đã thử giao dịch cổ phiếu công nghệ khi Trung Quốc bắt đầu tạo lập một sàn giao dịch các cổ phiếu công nghệ mới. Có lẽ là do họ cảm thấy họ có khả năng tìm ra cổ phiếu chiến thắng kế tiếp trong lĩnh vực xe điện hoặc 5G.

Giờ thì họ chẳng còn được lựa chọn nữa. Tại thời điểm này, đầu tư hay là chết đói. Trong năm vừa qua, chỉ số nhà ở tại 4 thành phố loại 1 (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu) tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng trưởng tiền lương. Đây là một thông tin tuyệt vời với những người thuộc thế hệ Gen X lớn tuổi hơn, những người đã sở hữu bất động sản. Thế nhưng, đối với những người tiết kiệm trẻ tuổi hơn, áp lực đang đè nặng lên đôi vai của họ. Chưa có nhà ở, những người đàn ông trẻ tuổi nhiều khả năng lâm vào cảnh ế vợ.

Lâu lâu một lần, các hãng thông tấn Trung Quốc lại đưa tin cảnh báo hoạt động đầu cơ trên trang nhất. Chẳng may là, giới Millennials Trung Quốc đã trở thành những con bạc không hơn không kém chỉ vì lo sợ tụt bậc trong nấc thang xã hội.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Shuli Ren trên Bloomberg

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á trái chiều sau báo cáo thương mại của Trung Quốc (12/04/2019)

>   Ông trùm hàng hiệu Louis Vuitton “đút túi” gần 22 tỷ USD từ đầu năm (12/04/2019)

>   Chứng khoán châu Á biến động liên hồi chờ tin thương mại từ Trung Quốc (12/04/2019)

>   Khối ngoại rót vốn vào chứng khoán Indonesia trước thềm bầu cử (12/04/2019)

>   Phố Wall gần như đi ngang chờ tin báo cáo lợi nhuận (12/04/2019)

>   Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nhuốm sắc đỏ (11/04/2019)

>   Chứng khoán Trung Quốc giảm càng lúc càng mạnh (11/04/2019)

>   Sắc đỏ vẫn chưa buông tha chứng khoán châu Á dù có tin tốt về Brexit (11/04/2019)

>   Phố Wall tăng nhẹ sau biên bản họp của Fed (11/04/2019)

>   Nhiều thị trường chứng khoán châu Á đảo chiều thành công (10/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật