Chủ Nhật, 21/04/2019 20:38

Những tác động của dịch tả heo tới kinh tế Trung Quốc và thế giới

Dịch tả heo châu Phi có thể sẽ là một vấn đề dài hạn sẽ làm tăng giá của hầu như tất cả các loại thịt trên toàn thế giới.

Ảnh: Market Screener.

Dịch tả heo châu Phi đang làm khổ ngành sản xuất thịt heo của Trung Quốc. Căn bệnh này đang giết chết vô số động vật, tấn công chuỗi cung ứng thịt lợn toàn cầu và đẩy giá lên cao.

Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, với khoảng một nửa sản lượng thịt toàn cầu. Sản lượng thịt heo của Trung Quốc đã giảm 10% trong năm nay, theo thống kê của chính phủ Mỹ.

Để đáp ứng nhu cầu lớn với các sản phẩm thịt heo, nước này đang chuyển sang nhập khẩu, dự kiến ​​sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019. Liên minh châu Âu, Brazil, Canada và Mỹ đang là các nhà cung cấp cho quốc gia đông dân nhất thế giới.

"Trung Quốc thường chiếm 49% lượng tiêu thụ thịt heo toàn cầu, trong khi tiêu thụ 28% nguồn cung thịt của thế giới", Arlan Suderman, chuyên gia về hàng hóa tại INTL FCStone cho biết. "Như vậy, đây là một vấn đề lớn đối với Trung Quốc và chúng tôi cho rằng đây sẽ tiếp tục là một vấn đề mà nước này phải đối mặt trong 7 năm tới trước khi sản xuất khôi phục".

Trong khi giá của thịt heo nạc tương lai - được giao dịch như các sản phẩm nông nghiệp khác như ngô hoặc đậu nành - đã tăng vọt, chênh lệch giữa giá thịt heo bán buôn và bán lẻ ở Mỹ đã được duy trì ổn định trong vài tháng qua, theo dữ liệu từ USDA.

Nhưng giá heo hơi đang ở gần mức cao nhất trong bốn năm và giá tương lai giao tháng 6 đã tăng gần 30% kể từ đầu tháng 3. Tại một số thời điểm, các nhà bán lẻ sẽ không thể kham nổi đà tăng giá này.

Trung Quốc có thể sẽ giành nguồn cung thịt heo cho người tiêu dùng Mỹ và những nước khác để tránh sự thiếu hụt, "đẩy giá thịt heo lên cao cho đến khi người tiêu dùng chuyển sang thịt gia cầm, thịt bò và các lựa chọn khác", ông Suderman nói.

Ông coi đó là "một vấn đề dài hạn sẽ làm tăng giá của hầu như tất cả các loại thịt trên toàn thế giới." Năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất 54,8 triệu tấn thịt heo và tiêu thụ gần 60 triệu tấn.

Đến tháng 2, Trung Quốc đã tiêu hủy gần 1 triệu con heo trong vòng 6 tháng khi họ phải nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của dịch tả heo, một căn bệnh rất dễ lây lan và gây tử vong cho heo, nhưng không gây hại cho con người.

Chuyển sang các loại thịt thay thế, như thịt gia cầm, có thể sẽ giúp đáp ứng phần nào nhu cầu của Trung Quốc. Tính chung lại, Trung Quốc sẽ thiếu hụt một lượng thịt lên đến 16,2 tấn trong năm tới, Suderman ước tính.

Việc tăng giá thịt heo cũng có thể được thể hiện trong dữ liệu kinh tế của Trung Quốc. Nicky Shields, chiến lược gia hàng hóa tại Scotiabank cho biết: "Giá thịt heo có tác động lớn đến lạm phát tại thị trường Trung Quốc và mới nổi do giá lương thực là yếu tố lớn nhất trong lạm phát tiêu dùng và thành phần chính là thịt heo".

Mạnh Đức (Theo CNN Money)

NCĐT

Các tin tức khác

>   Dữ liệu về doanh số bán lẻ và thị trường lao động vẽ ra bức tranh tươi sáng về kinh tế Mỹ (19/04/2019)

>   Nikkei: Việt Nam và Thái Lan vượt mặt Singapore và Malaysia trong cuộc đua phi tiền mặt ở Đông Nam Á (19/04/2019)

>   Tái đắc cử Tổng thống Indonesia, ông Jokowi đối mặt thách thức gì? (19/04/2019)

>   Ông Trump: 'Nhiệm kỳ của tôi xong rồi. Tôi bị chơi rồi' (19/04/2019)

>   Cháy Nhà thờ Đức Bà Paris có thể do chập điện (19/04/2019)

>   Động thái chính sách của Fed giờ phụ thuộc vào lạm phát? (18/04/2019)

>   Lạm phát của Venezuela được dự báo ở mức 8,000,000% (18/04/2019)

>   Trung Quốc muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trump-Tập ở Nhật Bản vào cuối tháng 5/2019? (18/04/2019)

>   Mỹ-Trung muốn tiến tới thỏa thuận thương mại vào đầu tháng 5/2019? (18/04/2019)

>   Chưa đầy 1 ngày, người Pháp quyên góp gần 1 tỷ USD phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris (18/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật