Thứ Ba, 09/04/2019 10:04

Fed phản pháo trước những chỉ trích của Tổng thống Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang phản pháo lại nhận định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ đang gây tổn thương tới nền kinh tế.

Trong một nghiên cứu công bố ngày thứ Sáu (05/04), Fed khu vực St. Louis cho biết động thái giảm bớt số dư trái phiếu trên bảng cân đối kế toán của Fed – hay còn gọi là “thắt chặt định lượng” – sẽ không gây ra tác động tiêu cực đáng kể tới tăng trưởng.

Điều này đi ngược lại với lời khẳng định của ông Trump cùng ngày rằng quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ “thật sự khiến chúng ta chậm lại”.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell

“Đúng là việc gỡ bỏ các biện pháp hỗ trợ bất thường về tiền tệ có khả năng khiến hoạt động thực suy giảm và giá thấp hơn, nhưng quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán không phải là ‘thủ phạm’ khiến thị trường lao dốc trong năm 2018 và cũng không khiến hoạt động kinh tế bị chậm lại đáng kể trong tương lai”, Christopher J. Neely, Chuyên gia kinh tế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), viết trong nghiên cứu.

Hiện nay, Fed cho phép thoái vốn bớt 50 tỷ USD/tháng khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp và tái đầu tư khoản còn lại. Tuy nhiên, tại cuộc họp chính sách tháng 3/2019, Fed thông báo họ sẽ bắt đầu giảm quy mô của chương trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán trong tháng 5/2019 và gần như chấm dứt chương trình này vào tháng 9/2019 sau khi có khả năng giảm gần 1 ngàn tỷ USD trên bảng cân đối kế toán.

Ông Trump không chỉ kêu gọi chấm dứt chương trình thắt chặt định lượng mà còn thúc giục Fed cân nhắc nới lỏng chính sách như họ đã thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Tổng thống Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Bộ Lao động Mỹ ghi nhận nền kinh tế tạo thêm 196,000 việc làm mới trong tháng 3/2019 (vượt xa dự báo 175,000 việc làm) và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.8%, gần mức đáy 50 năm. Bất chấp con số việc làm lạc quan, vẫn còn đó những hoài nghi về tính bền vững của giai đoạn bùng nổ kinh tế dưới thời ông Trump, trong đó GDP tăng trưởng 2.9% trong suốt năm 2018.

Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích Fed khi cơ quan này nâng lãi suất và thực hiện các động thái tháo gỡ biện pháp nới lỏng tiền tệ đã thực hiện trong thập kỷ vừa qua. Tổng thống Mỹ cho rằng Fed chính là “thủ phạm” khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong quý 4/2018, đồng thời nhận định tăng trưởng sẽ nhanh hơn nhiều nếu Fed không nâng lãi suất (4 lần trong năm 2018).

“Cá nhân tôi nghĩ Fed nên hạ lãi suất”, Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên trong ngày thứ Sáu (05/04). “Tôi nghĩ chúng thực sự làm nền kinh tế chậm lại. Chẳng có lạm phát. Về các chương trình thắt chặt định lượng, Fed nên chuyển chúng thành các gói nới lỏng định lượng”.

Tuy nhiên, ông Neely đã phản đối ý tưởng của Tổng thống Mỹ về lộ trình chính sách tương lai, cho rằng “quá trình thắt chặt định lượng có lẽ không tác động quá mạnh tới nền kinh tế”.

“Nhịp độ của quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán – nếu được tiếp tục – sẽ cần ít nhất 5 năm để trở về xu hướng trước khủng hoảng”, ông Neely cho biết. “Tác động dần dần như thế này hoàn toàn tương phản với sự thay đổi giá tài sản lớn và rời rạc – vốn đi theo sau các tuyên bố mua tài sản và phản ánh những kỳ vọng về các yếu tố cơ bản trong ngắn hạn”.

Ông Neely dẫn lại 4 lý do cụ thể để giải thích tại sao các gói thắt chặt định lượng không hề tác động mạnh như Tổng thống Mỹ đã nói:

- Lợi ích sẽ không bị đảo ngược vì các gói nới lỏng định lượng “chỉ tạm thời điều chỉnh các thị trường kém thanh khoản”.

- Vì Fed đã chấm dứt chương trình mua tài sản trong năm 2014 và bắt đầu nâng lãi suất trong năm 2015, quá trình thắt chặt đã diễn ra với ít tác động tiêu cực tới cả nền kinh tế và thị trường tài chính.

- Bộ Tài chính Mỹ đã và đang phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với mức lợi suất thấp hơn, qua đó giảm thiểu bớt thiệt hại của việc Fed giảm bớt trái phiếu có kỳ hạn dài.

- Fed đã giảm số dư trên bảng cân đối kế toán ở mức quá nhỏ đến nỗi cần phải mất vài năm thì thị trường mới cảm nhận được.

Ông Neely lưu ý những nỗi lo của nhà đầu tư trên thị trường phần lớn xuất phát các động thái thắt chặt của Fed, nhưng cho biết các động thái của Fed “không có khả năng làm giảm đáng kể hoạt động kinh tế”.

Bên cạnh việc chấm dứt quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán, Fed cũng cam kết “kiên nhẫn” khi đưa ra các động thái lãi suất trong tương lai và báo hiệu sẽ không nâng lãi suất trong năm nay trừ khi dữ liệu thay đổi quá mạnh.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chính quyền Mỹ dọa áp thuế mới lên hàng hóa EU (09/04/2019)

>   Đông Nam Á vẫn không thể giành ngôi vị “công xưởng thế giới” của Trung Quốc (08/04/2019)

>   Trung Quốc đã làm gì để “chiều lòng” Mỹ về thương mại? (08/04/2019)

>   Hoa anh đào, ngành kinh doanh “tỷ đô” của Nhật Bản (08/04/2019)

>   Bà Kirstjen Nielsen từ chức Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ (08/04/2019)

>   Cố vấn Nhà Trắng ngày càng lạc quan về khả năng tiến tới thỏa thuận Mỹ-Trung (08/04/2019)

>   Chiến lược điện thoại đắt tiền của Apple và Samsung đang đối mặt với thực tế phũ phàng? (08/04/2019)

>   Sản lượng thép của Tata Steel tại Ấn Độ đạt mức kỷ lục sau khi thâu tóm Bhushan Steel (07/04/2019)

>   Nhật Bản kiếm 5,8 tỷ USD từ mùa hoa anh đào thế nào? (06/04/2019)

>   Boeing cắt giảm 19% sản lượng mẫu máy bay 737 Max (07/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật