Thứ Ba, 16/04/2019 14:10

Đâu là thị trường chứng khoán tệ nhất thế giới tại thời điểm này?

Hy vọng thu hút nhà đầu tư nước ngoài trở về thị trường chứng khoán đang trên đà suy giảm của Chính phủ Malaysia đang tan biến theo năm tháng.

Chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI giảm 14% so với mức kỷ lục được thiết lập trong tháng 5/2018 và hiện đang là chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới, sau khi giảm 3.5% trong năm 2019 (tính tới thời điểm này). Đà giảm vẫn diễn ra trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu đang leo dốc mạnh mẽ nhờ sự quay ngoắt về quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và khả năng Mỹ và Trung Quốc tiến tới thỏa thuận thương mại. Samsung Asset Management nhận định triển vọng ảm đạm của chứng khoán Malaysia có vẻ không sớm kết thúc.

“Malaysia nhiều khả năng sẽ tạo ra nỗi thất vọng trong năm tới vì kể từ khi chính quyền mới nắm quyền trong tháng 5/2018, họ đã giảm nợ công bằng chính sách thắt chặt tài khóa”, Alan Richardson, Chuyên gia quản lý quỹ khu vực tại Samsung Asset ở Hồng Kông, cho hay. “Đây sẽ là chủ đề trong giai đoạn tháng 5/2018-5/2020”.

Tâm lý hưng phấn về chứng khoán Malaysia đã phai nhạt sau gần 1 năm kể từ khi ông Mahathir Mohamad bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 5/2018. Điều này là do chính quyền mới chật vật đi “dọn dẹp” những điều chưa hiệu quả và vấn nạn tham nhũng trong chính quyền. Những lời hứa trong chiến dịch tranh cử vẫn chưa thành hiện thực một phần là vì những gì họ thừa hưởng từ nền kinh tế của chính quyền trước và điều này gây ảnh hưởng tới danh tiếng của họ. Tháng trước, chính quyền mới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 và thực hiện chế độ thắt lưng buộc bụng để kìm hãm thâm hụt ngân sách.

Chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2016 trong tuần trước, ngay cả khi giá dầu thô – một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của nước này – tăng hơn 33% trong năm 2019. Chỉ số này gần như đi ngang trong ngày thứ Ba (16/04).

“Quan điểm cho rằng Malaysia là quốc gia duy nhất ở châu Á hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu là sai lầm”, Richardson nhận định. “Đà tăng của giá dầu tác động tiêu cực tới Malaysia” vì họ nhập khẩu các sản phẩm dầu nhiều hơn là lượng dầu thô mà họ xuất khẩu.

Khối ngoại đã bán ròng hơn 500 triệu USD cổ phiếu Malaysia trong năm 2019, dựa trên dữ liệu tổng hợp của Bloomberg. Trong tháng 3/2019, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã cam kết giữ chính sách tiền tệ ở phạm vi hỗ trợ khi các rủi ro toàn cầu gây áp lực lên nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của Malaysia.

Dù vậy, không phải ai cũng bi quan về Malaysia. Bharat Joshi, Chuyên gia quản lý quỹ tại Aberdeen Standard Investments ở Jakarta, tỏ ra “trung lập” về chứng khoán Malaysia và nhận thấy các tín hiệu khởi sắc ở nhóm cổ phiếu cơ sở hạ tầng và dầu khí. Nhóm cổ phiếu xây dựng, dầu khí sẽ tăng trưởng vượt thị trường chung, sau khi chính quyền Malaysia tiếp tục đàm phán về các dự án như Liên kết Đường sắt Bờ Đông và giá hàng hóa hồi phục trở lại, ông nhận định.

Tuy nhiên, ông Joshi và ông Richardson gật gù cho rằng thành quả yếu ớt của chính quyền mới và các công ty đã “đè nặng” lên tâm lý nhà đầu tư tại thời điểm này.

Richardson cho biết ông bi quan về chứng khoán Malaysia không chỉ vì ở đó có rủi ro suy giảm mà còn do “chẳng hề có câu chuyện tích cực trong 12 tháng tới”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc, Shanghai Composite tăng gần 1.5% (16/04/2019)

>   Sắc xanh trở lại chứng khoán châu Á (16/04/2019)

>   Thị trường chứng khoán và kinh tế Pháp ra sao trong những năm gần đây? (16/04/2019)

>   Phố Wall giảm nhẹ sau báo cáo lợi nhuận ảm đạm từ Goldman Sachs và Citigroup (16/04/2019)

>   Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông bỗng dưng đảo chiều (15/04/2019)

>   Lạc quan hơn về kinh tế Trung Quốc, Nikkei 225 tăng gần 300 điểm (15/04/2019)

>   Vì đâu chứng khoán toàn cầu đồng loạt leo dốc trong ngày 12/04? (13/04/2019)

>   Dow Jones bứt phá 260 điểm, S&P 500 tăng 3 tuần liên tiếp (13/04/2019)

>   Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi xuất khẩu Trung Quốc tăng vượt dự báo (12/04/2019)

>   Xuất hiện tín hiệu cảnh báo về đà tăng 4 ngàn tỷ USD của chứng khoán châu Á (12/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật