Thứ Năm, 18/04/2019 21:59

Các doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào sân bay Việt Nam

Nhóm công nghiệp hàng không Việt Nam - Mỹ thảo luận nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển cơ sở hạ tầng hàng không quốc gia, đồng thời giúp chuẩn bị mở các đường bay trực tiếp giữa hai nước.

Chuyên cơ dự phòng của Tổng thống Mỹ Donald Trump - C-32 (Boeing 757) - đậu tại sân bay Đà Nẵng tháng 2-2019. Ảnh: Trường Trung

Ngày 18-4, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức Hội thảo về thúc đẩy hợp tác Mỹ - Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng sân bay của Việt Nam, với sự tham dự của hơn 80 đại biểu, đại diện khối công tư đến từ hai quốc gia, tìm kiếm cơ hội và lĩnh vực hợp tác tiềm năng khi hai bên chuẩn bị mở các đường bay trực tiếp.

Theo ông Timothy Liston, phó Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM, đây là hội thảo được xây dựng trên đà xu thế mới của thị trường hàng không, từ việc Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) xếp hạng loại 1 cho an toàn hàng không Việt Nam gần đây, cũng như các hợp đồng thương mại hàng không được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Hà Nội vào cuối tháng 2.

Tại Việt Nam, Chính phủ Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác song phương theo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tận dụng các cơ hội để cùng phát triển trong việc củng cố cơ sở hạ tầng sân bay Việt Nam, với các công nghệ hiện đại, hiệu quả, an toàn và duy trì các tiêu chuẩn quốc tế.

Tại hội thảo, đại diện các công ty, cơ quan quản lý về hàng không, vận tải và an ninh, thương mại… của Mỹ - Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trong ngành hàng không để tăng cường quan hệ hai nước; định hướng phối hợp với Việt Nam phát triển các dự án cơ sở hạ tầng sân bay quan trọng; kế hoạch phát triển sân bay của Việt Nam.

Nhóm công nghiệp hàng không Việt Nam - Mỹ cũng trao đổi, thảo luận nhằm thúc đẩy hợp tác công tư tại Việt Nam để hiện đại hóa và phát triển cơ sở hạ tầng hàng không quốc gia, đồng thời giúp chuẩn bị cho việc mở các đường bay trực tiếp giữa hai nước.

Hiện Nhóm công nghiệp hàng không Việt Nam - Mỹ gồm 26 công ty, 6 cơ quan và ban ngành của Chính phủ Mỹ và hai hiệp hội doanh nghiệp Mỹ.

Theo Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, các thành viên tư nhân của nhóm trên bao trùm tất cả nguồn lực, chuyên môn như phát triển và xây dựng sân bay, máy bay, không lưu, an toàn, an ninh trên mặt đất, hoạt động bảo trì, sửa chữa, các dịch vụ thiết bị và kỹ thuật.

Nhóm các cơ quan Chính phủ  Mỹ chuyên hỗ trợ từ kỹ thuật đến tài chính, tài trợ cho các dự án quy hoạch và thí điểm.

Tuổi Trẻ

Các tin tức khác

>   Xăng liên tục tăng giá: Hàng hóa 'nhảy múa' tăng theo (18/04/2019)

>   Doanh nghiệp dệt may kêu phiền phức, tăng chi phí kiểm định (18/04/2019)

>   Những cuộc chiến một mất một còn: 'Cá mập' ngoại nuốt doanh nghiệp nội (18/04/2019)

>   Được thăng hạng, thương hiệu 'Vietnam' vẫn chịu tiếng gia công (18/04/2019)

>   Mở đường cho trái xoài Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ (17/04/2019)

>   Cả ĐBSCL thu hút vốn FDI không bằng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (17/04/2019)

>   Bức tranh doanh nghiệp nhà nước 2018: Doanh thu 193.510 tỷ, lãi 26.425 tỷ (17/04/2019)

>   Gắn mào xe công nghệ: Tài xế và người dùng chịu thiệt (17/04/2019)

>   Truy tố nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên và nguyên TGĐ Vinashin (17/04/2019)

>   Xây dựng mạng lưới xe buýt kết nối metro (17/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật