Thứ Sáu, 26/04/2019 14:31

Bắt thêm 4 thành viên của tập đoàn tín dụng đen Nam Long

Sau khi "Tập đoàn Nam Long" - thực chất là tổ chức cho vay nặng lãi với thủ đoạn tinh vi - bị triệt phá, một số đối tượng liên quan bỏ trốn. Mới đây, Công an Thanh Hóa bắt thêm 4 đối tượng của tổ chức này.

Ngày 26.4, Trung tá Nguyễn Hữu Mạnh – Phụ trách Phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa bắt giữ thêm 4 đối tượng bị truy nã là thành viên của Tập đoàn Nam Long - tổ chức chuyên hoạt động tín dụng đen quy mô cả nước - bị triệt phá hồi cuối năm 2018.

Các đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi của Tập đoàn Nam Long bị bắt trước đó. Ảnh: CATH

Theo đó, các đối tượng bị bắt giữ gồm: Đặng Việt Hà (31 tuổi, trú tại Tân Thành, Kinh Dương, Hải Phòng); Đào Anh Tài (28 tuổi, trú tại phường 24, quận Bình Thạnh, TP.HCM); Nguyễn Văn Lữ (26 tuổi, trú tại phường Đông Hải, quận Hải An, Hải Phòng) và Mai Quang Anh (22 tuổi, trú tại Đại Bản, An Dương, Hải Phòng).

Cả 4 đối tượng trên bị Công an tỉnh Thanh Hóa truy nã theo Quyết định số 22, ngày 2.4.2019, do liên quan đến băng nhóm cho vay nặng lãi.

Trước đó, như đã thông tin, Tập đoàn Nam Long do Nguyễn Đức Thành (31 tuổi, trú tại phường Cầu Kho, Quận 1, TP HCM) cầm đầu, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty. Tập đoàn của Thành có 26 chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Mỗi chi nhánh phụ trách địa bàn từ 2 đến 5 tỉnh.

Thủ đoạn của các đối tượng là, tạo vỏ bọc hợp pháp với danh nghĩa là Cổ phần tư vấn đầu tư và kỹ thuật xây dựng Thành Nam, thuê trụ sở và mở các chi nhánh, sau đó phát card visit quảng cáo để cho vay nặng lãi.

Đại tá Khương Duy Oanh – Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Tập đoàn Nam Long là một tổ chức hoạt động tín dụng quy mô lớn, phức tạp, từng tra tấn nhân viên "vi phạm", hoặc sẵn sàng sử dụng bạo lực để xử lý khách hàng nợ quá hạn.

Tập đoàn này còn hành các quy định để quản lý nhân viên như bồi thường 100 triệu đồng, chặt ngón tay, hủy hoại bản thân và gia đình... nếu vi phạm quy chế công ty. Đối với người vay tại các tỉnh như Cà Mau, Lạng Sơn… tập đoàn này còn cho nhân viên đe dọa bạo lực, sử dụng bạo lực để đòi nợ.

Theo thống kê tại các tài khoản ngân hàng, tập đoàn đã giao dịch hơn 510 tỷ đồng với hơn 200 khách hàng vay lãi nặng, ở 26 khu vực thuộc 63 tỉnh, thành phố.

Công an Thanh Hóa đang phối hợp với Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an và các tỉnh, thành phố trong cả nước để điều tra, xử lý.

Quách Du

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Vụ thụt két ngân hàng 114 tỉ đồng: Trách nhiệm của Agribank Đắk Lắk ở đâu? (26/04/2019)

>   ĐHĐCĐ Sacombank: Kế hoạch xử lý 10,000 - 15,000 tỷ nợ xấu năm 2019 (26/04/2019)

>   Tiền bốc hơi, còn bị dọa đưa vào nợ xấu (26/04/2019)

>   ĐHĐCĐ Saigonbank: Còn 356 khoản nợ từ 13 năm nay không thu hồi được (26/04/2019)

>   ĐHĐCĐ Eximbank lần 1 bất thành (26/04/2019)

>   OCB: Kế hoạch lãi trước thuế 2019 đạt 3,200 tỷ đồng, niêm yết trên HOSE (25/04/2019)

>   Phó thống đốc nói về một điểm rất khó khăn của "big 4" ngân hàng (25/04/2019)

>   Chuyển và nhận tiền trong 1 giây với App MBBank (26/04/2019)

>   Eximbank xin sửa Điều lệ, chốt số phận đất vàng số 7 Lê Thị Hồng Gấm (25/04/2019)

>   Tiếp tục kiến nghị dùng ngân sách tăng vốn cho ngân hàng (25/04/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật