Thứ Năm, 28/03/2019 10:22

Đâu mới là rủi ro lớn nhất đối với chứng khoán châu Á?

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thu hút rất nhiều sự chú ý của nhà đầu tư trong tuần qua, nhưng cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung mới là yếu tố tác động lớn nhất tới thị trường chứng khoán châu Á, Credit Suisse cho biết trong ngày thứ Năm (28/03).

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tuần trước, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất – có khả năng là sẽ giữ nguyên cho tới hết năm nay – và còn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. Động thái này đã phần nào dẫn tới sự đảo ngược của đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ - vốn được xem là một chỉ báo sớm về suy thoái.

“Tôi nghĩ tác động từ Fed tới thị trường châu Á sẽ không nhiều bằng các cuộc đàm phán thương mại diễn ra ở Bắc Kinh trong ngày 28/03”, Neil Hosie, Trưởng bộ phận cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse, nói với CNBC tại sự kiện Hội nghị Đầu tư châu Á của Credit Suisse ở Hồng Kông, cho hay.

Theo lịch trình đã lên từ trước, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau ở Bắc Kinh để tổ chức vòng đàm phán thương mại kế tiếp trong ngày thứ Năm (28/03). Sau đó, cả hai bên được cho là sẽ tiếp tục tổ chức đàm phán ở Washington từ ngày 03/04/2019. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đàm phán về một thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng chiến tranh thương mại dài dăng dẳng.

Chứng khoán Trung Quốc hiện đang có thành quả tốt nhất ở châu Á trong năm nay, sau một năm 2018 thảm khốc. Chỉ số Shanghai Composite nhảy vọt 21.21% tính tới thời điểm này trong năm 2019. Còn chỉ số Shenzhen Component vọt 30.51%. Chứng khoán Trung Quốc leo dốc một phần là nhờ tâm lý lạc quan của nhà đầu tư rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ không leo thang thêm nữa, Hosie cho hay.

“Đà tăng ở thị trường cổ phiếu Trung Quốc trong năm 2019 một phần là do nhà đầu tư nuôi hy vọng về kết quả thương mại tươi sáng hơn và cũng xuất phát từ mức định giá thấp”, ông cho hay, đồng thời nói thêm chứng khoán Trung Quốc đang dao động dưới mức định giá lịch sử rất nhiều – nhờ đó giúp chúng trở nên cực kỳ hấp dẫn.

“Tôi nghĩ, chúng ta đang ở thời điểm mà các cuộc đàm phán thương mại trở nên cực kỳ quan trọng và bất kỳ cú sốc nào ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán”, ông Hosie nhận định.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ khi lợi suất trái phiếu Mỹ suy giảm (28/03/2019)

>   Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm xuống thấp nhất kể từ năm 2017 (28/03/2019)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều trước nỗi lo kéo dài về đà tăng trưởng toàn cầu (27/03/2019)

>   Brexit không thỏa thuận sẽ gây bất lợi cho châu Âu nhiều hơn Anh (27/03/2019)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều trước nỗi lo về kinh tế toàn cầu (27/03/2019)

>   Dow Jones tăng hơn 140 điểm (27/03/2019)

>   Nhà đầu tư bớt lo về lợi suất trái phiếu, Dow Jones tăng hơn 250 điểm (26/03/2019)

>   Chứng khoán Nhật Bản hồi sinh sau phiên giảm mạnh (26/03/2019)

>   Tại sao cần phải quan tâm tới hiện tượng đường cong lợi suất bị đảo ngược? (26/03/2019)

>   Chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc: Hai màu tương phản (26/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật